Rosa Mary
Bạn đã bao giờ trải nghiệm sống hoặc học tập trong một bối cảnh nền văn hóa hoàn toàn khác với nền văn hóa nơi bạn sinh ra chưa? Theo thống kê của Liên Hiệp quốc năm 2015 cho thấy, khoảng 244 triệu người di cư đến sống ở một quốc gia khác với nơi họ sinh ra (Liên Hiệp Quốc, 2015). Con số này cho thấy, con người trên thế giới ngày càng trở nên phong phú hơn khi mọi người bắt đầu đi đến các quốc gia khác nhau để sinh sống, trao đổi các giá trị và tìm hiểu về các sắc tộc khác nhau. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa. Mỗi người đến từ các nền tôn giáo, xã hội, dân tộc và giáo dục khác nhau. Chúng ta phải đối mặt với những thách thức văn hóa trên khắp các Châu lục, cụ thể là chủ nghĩa dân tộc. Do đó, đối thoại giữa các nền văn hóa là nhằm tìm hiểu xem con người từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau hành động, giao tiếp, và nhận thức thế giới xung quanh như thế nào.
Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hóa và Giá Trị Của Nó
Là một sinh viên của lớp Giao Tiếp Liên Văn Hóa, một lớp học cung cấp kiến thức cho sinh viên về các nguyên lý của chủ nghĩa thế giới và ý nghĩa của giao tiếp giữa các nền văn hóa nhằm phát triển các thái độ gia tăng hiệu quả đối thoại, thông qua những nối kết giữa các nền văn hóa với nhau, tôi đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau giữa các nền văn hóa để có một cái nhìn mở hơn khi sống trong môi trường liên văn hóa. Bài viết này sẽ đưa ra một số trường hợp cụ thể về việc đối thoại liên văn hóa hiệu quả, được thúc đẩy bởi sự thay đổi có hệ thống, đặt phẩm giá con người lên hàng đầu trong các tương tác văn hóa.
Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp Ut Unum Sint, đối thoại bắt nguồn từ con người và phẩm giá con người. Ngài nhận định rằng, “Đối thoại là một bước không thể thiếu trên con đường hướng tới sự tự nhận thức của con người, sự tự nhận thức của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng nhân loại” (Gioan Phaolô II). Điều này làm tôi nhớ lại truyện thầy bói xem voi, truyện kể về một nhóm thầy bói vây quanh một con voi để tìm hiểu xem con voi có hình dạng như thế nào. Sau khi chạm vào một bộ phận của con voi, mỗi thầy bói có một ý kiến khác khau, không ai giống ai. Người chạm vào chân con voi nói rằng, con voi giống như một bức tường. Trong khi đó, người khác chạm vào vòi của con voi thì tranh luận rằng, con voi giống như một con rắn. Câu chuyện chỉ ra cho chúng ta một bài học, đó là, mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm có thể đúng, nhưng cách nhìn của chúng ta lại có những giới hạn. Vì thế, sự phụ thuộc vào nhau và đối thoại với nhau nâng cao khả năng của mỗi người trong việc hiểu biết toàn bộ mọi khía cạnh của một đối tượng trong các hoàn cảnh khác nhau. Thật vậy, việc thiếu các kết nối hoặc thiếu đối thoại có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm cả việc phán xét sai lạc về người khác. Sống trong một môi trường đa văn hóa, chúng ta cần trải nghiệm những nền văn hóa và quan điểm đa dạng khác nhau từ người khác để có được một cái nhìn thực tế đầy đủ và trưởng thành hơn. Đối thoại giữa các nền văn hóa có tầm quan trọng thiết yếu trong việc hiểu rõ hơn và phục vụ thế giới đa dạng mà chúng ta đang sống. Khi các ý kiến hoặc vấn đề khác nhau xảy ra, nếu bạn có thể chia sẻ những giả định của bạn với tôi, cũng như tôi chia sẻ với bạn về cảm xúc của tôi; nó sẽ giúp bạn và tôi giải quyết các vấn đề, xây dựng mối quan hệ bền vững và tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau.
Đối thoại giữa các nền văn hóa còn là vấn đề cần thiết để nâng cao phẩm giá con người. Kinh Thánh đã dạy rõ ràng rằng, mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, do đó các quyền và phẩm giá của con người cần được tôn trọng và bảo vệ. Thông qua đối thoại, mỗi người có thể dễ dàng học cách hiểu nhau hơn và tôn trọng những điều khác biệt của nhau. Do đó, phẩm giá con người phải được đề cao trong mọi môi trường.
Thánh Phao-lô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô đã dạy về Thân Thể Mầu Nhiệm của Chúa Kitô như sau: “Trong cơ thể con người, mọi bộ phận đều quan trọng như nhau, và mỗi bộ phận đều có chức năng riêng mà không bộ phận nào có thể thay thế được. Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô là Hội Thánh, mỗi người được Thiên Chúa ban cho sức lôi cuốn riêng của mình, do đó mỗi người có thể khác biệt và độc nhất. Chúa Kitô đã phân chia từng người theo ý muốn của Ngài. Tất cả chúng ta, Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đều đã được rửa tội trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1Cor 12, 13. 18). Rõ ràng, tất cả chúng ta đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa, vì tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa, do đó chúng ta cần phải tôn trọng lẫn nhau.
Ngoài ra, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ rằng, “Mọi người có thể xây dựng tình đoàn kết thông qua đối thoại để phục vụ nhân loại” (Gioan Phaolô II). Trong thông điệp Fratelli Tutti, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh, “Đại dịch Covid-19 đã đánh thức nhân loại ý thức rằng, chúng ta là một cộng đoàn toàn cầu, tất cả cùng ở chung trên một con thuyền, nơi mà vấn đề của một người là vấn đề của tất cả. Một lần nữa, chúng tôi nhận ra rằng, không ai được cứu độ một mình; chúng ta chỉ có thể được cứu cùng nhau ” (Fratelli Tutti, 9). Như vậy, chúng ta cần xây dựng tinh thần đoàn kết để chống lại đại dịch này. Một trong những cách để làm như vậy là thông qua đối thoại bởi vì đây là một phương pháp quan trọng để tạo nên những cơ hội cho chúng ta thể hiện cảm xúc của mình. Ví dụ, đối với những người phải cách ly hoặc nửa cách ly, đối thoại cởi mở sẽ giúp họ vượt qua những lo lắng trong thời gian khó khăn này. Họ sẽ không cảm thấy bị cô lập vì cộng đồng cùng chia sẻ nỗi đau với họ. Tất cả chúng ta sẽ cùng đồng cam cộng khổ và sát cánh bên nhau để vượt qua đại dịch này. Đây là cơ hội để mọi người hiểu nhau và phát triển các mối quan hệ. Có lẽ trong quá trình đó, mọi người có thể vượt qua một số định kiến của mình và vượt qua những xung đột nội tâm.
Đối thoại văn hóa là bước cần thiết để thúc đẩy phẩm giá con người bởi vì đối thoại sẽ giúp mỗi cá nhân tham gia vào sự phát triển của sự hiệp thông trong cộng đồng của họ (Gioan Phaolô II). Toàn cầu hóa là một trong những hiện tượng của thời đại chúng ta và là một trong những hiện tượng đặc biệt liên quan đến văn hóa thế giới. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp nhiều nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta là một trong Chúa Kitô và chúng ta được mời gọi “hiệp thông vì bản tính của con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa” (St 1: 26-27). Đối với tôi, đối thoại là một công cụ cần thiết để khám phá quan điểm của người khác và giúp cho mọi người có cơ hội cởi mở và chia sẻ ý kiến của mình. Đối thoại không có nghĩa là chỉ nói chuyện, nhưng thông qua đối thoại, mỗi người có thể dễ dàng học cách hiểu và tôn trọng bản sắc của nhau hơn.
Chìa Khóa Trong Việc Đối Thoại Liên Văn Hóa
Để phát triển kỹ năng đối thoại, chúng ta phải có kiến thức thực tế về các yếu tố giúp giao tiếp thành công giữa các nền văn hóa. Thứ nhất, đàm phán là một công cụ thiết yếu để tạo nên một cuộc đối thoại văn hóa thành công, vì nó là quá trình giúp chúng ta có được cái nhìn chung. Ngay cả khi các cá nhân đến từ cùng một nền văn hóa, các cuộc đàm phán giữa các cá nhân ấy có thể vẫn phức tạp và khó khăn. Trên thực tế, mặc dù chúng ta có thể ôm ấp cùng những giá trị giống như người khác, nhưng mức độ mà chúng ta tin tưởng vào các giá trị đó có thể hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, trong cùng một lớp học, chúng tôi có thể đưa ra những cách hiểu khác nhau về cùng một từ vựng bởi vì mỗi chúng tôi đến từ những môi trường khác nhau.
Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta có thể đàm phán về sự khác biệt giữa chủ nghĩa tương đối văn hóa và chủ nghĩa phổ quát? Theo Eagleton, chủ nghĩa phổ quát văn hóa giống như một hàng rào mà nông dân đặt xung quanh cây trồng để tránh các loài động vật có thể ăn hoa màu của họ (Eagleton). Do đó, chủ nghĩa phổ quát văn hóa là những đặc điểm luôn áp dụng cho mọi người và mọi nơi, chẳng hạn như ngôn ngữ, tôn giáo, âm nhạc, nghệ thuật, nấu ăn, tín ngưỡng và các giá trị. Tuy nhiên, thuyết tương đối về văn hóa là mỗi cá nhân, tập thể, hoặc xã hội có những cách khác nhau để thể hiện ý kiến, hành vi và phong tục tập quán của mình. Ví dụ, ăn thịt bò là việc rất bình thường ở văn hóa Mỹ, nhưng nó là việc trái với đạo đức ở Ấn Độ. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá việc ăn thịt bò là đúng hay sai vì mỗi quốc gia có phong tục, tập quán và tín ngưỡng khác nhau. Qua định nghĩa này, chúng ta có thể thấy ý tưởng về chủ nghĩa phổ quát văn hóa đi ngược lại với chủ nghĩa tương đối về văn hóa.
Tuy nhiên, đàm phán có thể là sợi dây liên kết giữa chủ nghĩa phổ quát và chủ nghĩa tương đối. Cả thuyết tương đối và phổ quát văn hóa đều sử dụng văn hóa như một phương tiện, thông qua đó, chúng ta có thể nhận thức, hiểu biết và giải thích mọi thứ xung quanh chúng ta. Con người sẽ không bao giờ biết về một suy nghĩ khác cho đến khi họ chia sẻ cùng nhau. Do đó, chúng ta cần tập trung vào các cơ hội để cùng bình đẳng, thương lượng và hợp tác trong việc giải quyết các xung đột nhằm thúc đẩy phẩm giá con người. Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán khác nhau. Tục “bắt vợ” được coi là một nét đẹp văn hóa, truyền thống trong hôn nhân của một số vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là người Hmông. Khi nghe tôi chia sẻ về nét đẹp của tục “bắt vợ” này của người Hmong, một người bạn Haiti cùng lớp với tôi đã chia sẻ, anh ấy không thể chấp nhận truyền thống này. Anh ấy giải thích rằng theo quan điểm của chủ nghĩa phổ quát, một người đàn ông Hmông không thể bắt cóc người phụ nữ về làm vợ mình. Theo quan điểm của chủ nghĩa phổ quát, “hôn nhân phải dựa trên sự tự do lựa chọn, hay còn gọi là hôn nhân tình yêu, đã trở thành một đặc điểm chung của xã hội ngày nay. Hôn nhân được tạo nên bởi tình yêu thương lẫn nhau và sự đồng ý của cô dâu và chú rể. Vì thế, trong kiểu hôn nhân này, không ai khác ngoài cô dâu và chú rể là những người quyết định hôn nhân của họ, ngay cả người cha và bất kỳ mối quan hệ nào của cô dâu” (Shuan). Sau đó, tôi giải thích với anh ấy rằng, “bắt cóc vợ” là một nét đẹp văn hóa của người Hmông, nhưng cả nam và nữ đều phải thỏa thuận và tuân thủ các quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Hơn nữa, cô dâu sẽ dành ba ngày để làm quen với công việc nhà của gia đình chú rể. Trong thời gian thử thách, nếu cô gái thấy hợp với nếp sống gia đình chú rể thì đôi bạn trẻ có thể chính thức bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Sau khi nghe tôi giải thích, anh ấy đã hiểu và chấp nhận điều này. Rõ ràng, đôi khi những quan điểm đến từ những nền văn hóa khác nhau có thể dễ dàng gây ra xung đột, nhưng đàm phán lại giúp cho người ta hiểu rõ hơn và tôn trọng các giá trị của nền văn hóa của nhau.
Chìa khóa thứ hai để giao tiếp giữa các nền văn hóa là kiểm tra quan điểm, đây là một công cụ thiết yếu để gặt hái những hoa trái từ cuộc đối thoại. Kiểm tra quan điểm giúp chúng ta hiểu đối tác đang cố gắng nói gì trước khi đi đến kết luận. Quan điểm của chúng ta là cách chúng ta nhìn nhận sự việc. Để nhận định xem các giá trị văn hóa hoạt động như thế nào, chúng ta phải nhìn vào chúng không như những tiêu chuẩn đang hướng dẫn chúng ta với tư cách cá nhân, mà là dẫn đường cho những người đang nỗ lực chia sẻ cuộc sống của họ. Việc chúng ta sử dụng các thuật ngữ thực tế không chỉ phụ thuộc vào những gì đang diễn ra trong trí óc của chúng ta nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội. Điều đó có nghĩa là, chúng ta không thể đặt suy nghĩ hoặc quan điểm của mình lên người khác. Các tiêu chuẩn rất quan trọng khi chúng ta cố gắng hoàn thành công việc cùng nhau. Nhiều người nhận định việc tự tử như một hành động ích kỷ, làm thế nào họ có thể làm được điều đó với gia đình hoặc con cái của họ? Tôi nghĩ điều quan trọng là không nên đổ lỗi hay phán xét người thực hiện hành vi tự tử, thay vào đó chúng ta cần tìm ra nguyên nhân dẫn người đó tìm đến cái chết. Nếu chúng ta không hiểu được nỗi khổ tâm mà ai đó đang trải qua, chúng ta không có quyền phán xét điều gì đang xảy ra. Trước khi phán xét người tự tử, chúng ta cần kiểm tra quan điểm, bằng cách đặt ra những câu hỏi, như: điều gì đang xảy ra bên trong người đó? Họ đang phải đối mặt với điều gì? Sau khi biết rõ nguyên nhân, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, những người thực hiện hành vi tự tử đáng thương hơn là đáng trách. Vì vậy, chúng ta có thể cầu nguyện cho họ và gia đình của họ bởi vì chúng ta không phải là thẩm phán Thần thánh. Thông qua việc kiểm tra góc nhìn, chúng ta sẽ hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và lựa chọn của người khác.
Chìa khóa cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc giao tiếp liên văn hóa, đó là, tình yêu thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hiệp thông phổ quát. Theo Đức Giáo hoàng Phanxicô trong thông điệp Fratelli Tutti, “Tự bản chất, tình yêu kêu gọi sự trưởng thành trong việc cởi mở và khả năng chấp nhận người khác như một phần của cuộc phiêu lưu, khiến mọi vùng ngoại vi hội tụ trong một cảm giác thân thuộc lẫn nhau hơn” (Fratelli Tutti, 24). Vì vậy, nếu chúng ta yêu thương người khác, chúng ta sẽ tìm kiếm điều tốt nhất cho cuộc sống của họ. Làm như vậy, chúng ta có thể tạo nên một tình bạn xã hội không loại trừ ai, nhưng rộng mở cho tất cả mọi người. Hơn nữa, Thomas Merton nói, “Sự khởi đầu của tình yêu là ý muốn để cho những người mà chúng ta yêu thương được là chính mình, quyết tâm không vặn vẹo họ để phù hợp với hình ảnh của chính chúng ta. Nếu khi yêu họ, chúng ta không yêu những gì làm nên con người họ, mà chỉ yêu những điểm giống với chính chúng ta tiềm ẩn ở nơi họ, thì chúng ta không thực sự yêu thương họ, đúng hơn chúng ta chỉ yêu thích sự phản chiếu của chính mình mà chúng ta tìm thấy trong họ” (Thomas Merton). Điều này có nghĩa là, chúng ta phải chấp nhận những người khác như họ là. Không phải để kiểm soát những gì họ làm, những gì họ nói và những gì họ mặc, nhưng hãy cho họ cơ hội để thể hiện con người của họ và yêu họ vì đó là họ. Trong cuộc đối thoại, nếu chúng ta có thể yêu thương họ như họ là, thì sự thân mật trong mối quan hệ sẽ gần gũi hơn và sự cam kết sẽ duy trì lâu hơn. Trong cuộc đời truyền giáo, chúng ta sẽ gặp gỡ nhiều người với nhiều tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Nếu chúng ta có thể yêu họ như họ là mà không cần phán xét và kiểm soát, chắc chắn sứ vụ truyền giáo của chúng ta sẽ thành công.
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, “Tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23, 8). Chúng ta không chỉ phục vụ hoặc yêu thương những người mà chúng ta quen biết hoặc có cùng danh tính, nhưng chúng ta được mời gọi tiến ra ngoài vùng biên giới để chia sẻ Tin Mừng. Tình yêu không phải là những trái tim và bông hoa hoặc những gì được trình bày trong những bộ phim lãng mạn. Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói, “Tình yêu là một cái gì đó khác. Tình yêu là nhận trách nhiệm đối với người khác” (Wooden, 2018). Chúng ta không chỉ cho người khác về tình yêu đích thực bằng việc trích dẫn những lời dạy của Phúc Âm mà còn bằng chính đời sống thực tế của chúng ta. Chúng ta có thể diễn tả tình yêu thương của Thiên Chúa và làm cho Lời của Ngài trở nên sống động qua sự hiếu khách với mọi người, trở thành tiếng nói cho những người không có tiếng nói, hoặc chống lại sự áp bức bất công trong xã hội.
Ngày nay, đối thoại văn hóa có một vai trò quan trọng trong việc thăng tiến cuộc sống và phẩm giá của mỗi con người, cũng như hiểu biết sâu về các nền văn hóa. Thế giới có rất nhiều các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hồi giáo, Do Thái, v.v… Điều này đặt ra câu hỏi, làm thế nào để các tôn giáo có thể chung sống hòa bình với nhau trên thế giới? Theo quan điểm của Tiến sĩ Amin Ruhul, “Điều bắt buộc trong thế giới ngày càng thu hẹp ngày nay là chúng ta không được sử dụng đức tin của người khác làm tiêu chí để ngăn cách họ tham gia vào lĩnh vực công dân của chúng ta. Chúng ta không thể tuyên bố rằng chúng ta không hiểu biết gì về các tôn giáo khác. Chúng ta không được tự nhận mình là người theo tôn giáo bằng cách nói rằng chỉ có tôn giáo của chúng ta chứ không phải người khác mới là người quan trọng. Chúng ta nên nhìn nhận rằng có sự thờ ơ về nhân phẩm. Đồng hóa và tôn trọng người khác phải là một phần không thể thiếu trong đức tin của chúng ta. Đây là những nguyên lý trung tâm của đối thoại giữa các tôn giáo” (Amin, 2019). Qua những nhận định của Tiến sĩ Amin Ruhul, chúng ta có thể thấy rằng, đối thoại là chìa khóa để các tôn giáo cùng chung sống trong hòa bình. Amin cũng nhấn mạnh, “Chúng ta biết rằng những cây cầu của sự hiểu biết không từ trên trời rơi xuống hay mọc lên từ mặt đất. Chúng được xây dựng bằng cách tham gia vào các cuộc đối thoại” (Amin, 2019). Tôi đồng ý với quan điểm của Amin. Trên thực tế, các tôn giáo khác nhau có niềm tin khác nhau và thực hành điều họ tin bằng những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có chung một cuộc sống, và tôn giáo nào cũng dạy con người hướng thiện và đối xử tốt với người khác. Vì vậy, thay vì nhìn thấy những điều khác biệt giữa các tôn giáo, chúng ta nên nhìn thấy những điểm chung.
Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng, “Mọi con người đều có quyền sống có phẩm giá và được phát triển toàn diện; quyền cơ bản này không thể bị từ chối bởi bất kỳ quốc gia nào” (Fratelli Tutti, 27). Mọi con người đều có quyền này, cho dù họ sinh ra ở trong các nền văn hóa và thực hành các tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, thông qua đối thoại giữa các nền văn hóa, chúng ta có thể hiểu được suy nghĩ, tình cảm và hoạt động của nhau. Tôi nghĩ trong bất kỳ tình huống nào, nếu chúng ta biết khiêm tốn và cởi mở đặt mình vào vị trí của người khác, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn quan điểm của họ và đồng cảm với ý kiến của họ trước khi nhanh chóng phán xét hoặc lên án họ.
Intercultural Dialogue
Have you ever experienced living or studying in a new cultural context? The United Nations statistics in 2015 discloses that about 244 million international migrants live in a country other than where they were born. This number shows that the world’s people are becoming more diverse as people start to travel to different countries to live, exchange values, and learn about different ethnicities. We are living in a globalized world. We come from different religious, social, ethnic, and educational backgrounds. We face cultural challenges across continents, namely ethnocentrism. Therefore, intercultural dialogue seeks to understand how people from different countries and cultures act, communicate and perceive the world around them.
Intercultural Dialogue and Its Values
As a student of the Intercultural Communication class, a class that supplies the knowledge for students to understand the tenets of Cosmopolitanism and the implications of intercultural communication while developing attitudes that effectively increases dialogue through intercultural connections, I have studied different aspects of cultures to have a better understanding. This paper will give some specific cases of effective intercultural dialogue promoted by the systematic change to make human dignity a priority for cultural interaction.
According to Pope John Paul II, in the encyclical Ut Unum Sint, dialogue is rooted in the person and human dignity. Pope John Paul II also states, “Dialogue is an indispensable step along the path towards human self-realization, the self-realization both of each individual and every human community.” I read the story The Blind Man and an Elephant telling a group of blind men surrounding an elephant how to learn about its shape. Each man had different opinions after touching an elephant. One touches the leg and says an elephant is like a wall. Another puts his hand on the elephant’s limber trunk arguing that an elephant is like a snake. The message of the story is that each of us experiences can be true, but that we are limited. Dependence and dialogue with each other enhance our ability to understand the whole topic in different circumstances. Indeed, the lack of such connections or dialogue can lead to many problems, including judging others. Living in a diverse environment, we need to experience diverse cultures and perspectives from others to grow in a more complete image of reality. Intercultural dialogue is of essential importance to better understand and serve the diverse world we live in. When different opinions or issues occur, if you can share your assumptions with me as well as my share with you my feelings; it will help resolve issues, build a firm relationship, and increase mutual respect.
Intercultural dialogue is needed to raise human dignity. According to scripture, each person is made in the image of God, thus human rights and dignity are needed to be respected and protected. Through dialogue, each person can learn easily how they can understand each other better and respect the different things from each other more. Hence, human dignity must be promoted in all environments.
St. Paul’s teachings on the Body of Christ “In the human body, every part is equally important, and each part has its own function that no other part can replace. In the Body of Christ, the Church, each person is given his own charisma by God, thus each may be different and unique. He divided each person according to His will. All of us, Jewish or Greek, slave or free, have been baptized in the same Spirit to be one body” (1Cor 12, 13. 18). Thus, remembering that we are all equal implies that as children of God we need to respect each other.
In addition, Pope John Paul II shares, “People can build solidarity through dialogue in the service of humanity” (John Paul II). In the encyclical Fratelli Tutti, Pope Francis also emphasized, “The Covid-19 pandemic momentarily revived the sense that we are a global community, all in the same boat, where one person’s problems are the problems of all. Once more we realized that no one is saved alone; we can only be saved together” (Fratelli Tutti, 9). Thus, we need to build solidarity to fight this pandemic. One of the ways to do so is through dialogue because it is an important method of providing an opportunity to express our emotions. For instance, for people who must isolate or semi-isolated, the open dialogue will help them to overcome anxiety during this difficult time. Therefore, they will not feel alienated because the community shares their pain with them. We are all in this together. It is an opportunity for people to get to know one another and develop relationships. Perhaps in the process, people can overcome some of their prejudices and overcome internal conflicts.
Inter-cultural dialogue is needed to promote human dignity because dialogue will help each individual engage in the growth of communion in their communities (John Paul II). Globalization is one of the phenomena of our time, and one which particularly touches upon world culture. In everyday life, we encounter various cultures. However, we are one in Christ and we are invited “to communion because of his nature which is created in the image and likeness of God” (Gen 1:26-27). In my view, dialogue is an essential tool to explore other’s perspectives and to give people the opportunity to open up to others and share opinions. It is not mean just talk, through dialogue, each person can learn easily how they can understand each other better and respect others’ identities.
Several Important Keys in Inter-Cultural Dialogue
To develop skills as communicators, we must gain practical knowledge of the factors that make communication across cultures successful. First, negotiation is an essential tool to make a successful cultural dialogue. Negotiation is the process where we try to achieve a shared perspective. Even when individuals are from the same culture, negotiations can be complex and difficult despite having a similar culture or knowing each other. In fact, even though we may share the same values as another person, the degrees to which we believe in such values may be completely different. For instance, in my class, we can give the same vocabulary different interpretations because each of us comes from different background. We are encouraged to use negotiation to learn and understand others’ thoughts.
The question is how can we negotiate differences between cultural relativism and universalism? According to Eagleton, cultural universalism is like a fence farmers put around their plants to avoid animals that might eat their crops (Eagleton). Therefore, cultural universalisms are traits that always apply to everyone and places, such as languages, religions, music, arts, cooking, beliefs, and values. Nevertheless, cultural relativism is relative, and each individual, group, or society has different ways to express opinions, behaviors, and customs. For example, eating beef is moral in the United States, but it is immoral in India. Thus, we cannot judge whether eating beef is right or wrong because each country has customs and beliefs that differ from each other. Through this definition, we can see the idea of cultural universalism runs contrary to cultural relativism.
However, negotiation can link universalism and relativism. Both cultural universalism and relativism are using culture as the medium through which we can be aware, understand, and interpret things around us. The other people will never come to know about another thought until they share together. We also know that culture is unstable. Hence, we need to focus on opportunities for mutuality, negotiation, and partnership in addressing conflicts to promote human dignity. Vietnam is a country with many ethnic groups and each ethnic group has different customs and practices. The custom of “kidnap a wife” is considered a cultural beauty and tradition in marriage with some ethnic minority areas, particularly in Hmong. While having a conversation with one of my classmates from Haiti, he could not accept this tradition. He explained that according to universalism’s view, a Hmong man could not kidnap a wife. According to universalism views, “Free choice marriage otherwise known as love marriage has become a common feature of present-day society. It is brought about by the mutual love and consent of the bride and the groom. In this type of marriage, neither the father nor any of the relations of the bride have any role to play” (Shuan). Then, I told him that even though “kidnap wife” is a cultural beauty of Hmong people, both men and women must agree and comply with the Law on Marriage and Family provisions. Moreover, a bride will spend three days living with the husband’s family to get acquainted with her groom’s family and her groom’s chores. If during the trial period, the girl feels accepted, the young couple can officially begin married life. After I explained to him, he understood and accepted this. Sometimes these different views cause conflict, and it is important to understand other culture’s values by negotiation.
The second key for intercultural communication is perspective checking, which is an essential tool to yield fruit from the dialogue. Perspective checking helps us understand what partners are trying to say before jumping to conclusions. Living in a diverse cultural environment, each of us brings things such as languages, cultures, and different strands of our historical heritage which identity who we are which is one of these perspectives. Our perspective is the way we see something. To see how values work, we must see them not as guiding us as individuals on our own but as guiding people who are trying to share their lives. Our use of factual terms depends upon social circumstances, not only on what is in our brain. It means we cannot put our thinking or opinions on individuals. Values are important when we are trying to get things done together. We often hear people talk about suicide as a selfish act saying, how could they do that to their family or children? I think it is important not to blame or judge people who do an act of suicide, instead need to find what is the reason that led the person to seek death. If we do not know the pain or heartache someone is experiencing, we have no right to judge what is going on. Before judging suicidal people, we need perspective checking by asking questions like what is going on inside of that person, or what do they have to face? After knowing the reason, we realize that people who do the act of suicide are more pitiful than to blame. So, we can pray for them and their families because we are not Divine judges. Through perspective checking, we will understand other’s thoughts, feelings, and choices.
Last but not least, love impels us towards universal communion. According to Pope Francis in his encyclical Fratelli Tutti “By its very nature, love calls for growth in openness and the ability to accept others as part of a continuing adventure that makes every periphery converge in a greater sense of mutual belonging” (Fratelli Tutti, 24). Thus, if we have a love for others and for whom they are, we will seek the best for their lives. When doing this way, we make possible a social friendship that rejects no one and a fraternity that is open to all. Moreover, Thomas Merton said, “The beginning of love is the will to let those we love to be perfectly themselves, the resolution not to twist them to fit our own image. If in loving them we do not love what they are, but only their potential likeness to ourselves, then we do not love them: we only love the reflection of ourselves we find in them” (Thomas Merton). This quote means we must accept others as who they are. Not to control what they do, what they speak, and what they wear but give them a chance to express who they are and love them as they are. In dialogue, if we can love them as they are, intimacy in the relationship will be closer and the commitment will stay longer. In missionary life, we will meet many people with different personalities and backgrounds. If we can love them as they are without judgment and control; our mission will be successful.
As Jesus told us “You are all brothers” (Mt 23:8). We are not just to serve or love people whom we know or share the same identity, but we are invited to go out to the borders to share the Gospel. Love is not all hearts and flowers or what is presented in a sappy romantic film. Pope Francis said, “Love is something else. Love is taking responsibility for others” (Wooden, 2018). We are not just to use the words of the Gospel but to teach others by our examples. We can express God’s love, give our spirit, and bring the Word of God to life through hospitality to people, becoming a voice for the voiceless, or speaking against oppression in society. Further, we are not alone, we are part of a Church. We appeal to values when we are trying to get things done together. When thinking about that, we are not afraid when we are working on our mission, the spreading of the Good News. Today, cultural dialogue has an important role to promote the life and dignity of each human being has as much to do with insight into cultures. The world is filled with different religions, such as Catholics, Lutherans, Buddhists, Muslims, and Jews. This raises the question: how can religions live peacefully together in the world? According to Dr. Amin Ruhul’s view, “It is imperative in today’s ever-shrinking world that we do not use others’ faiths as a criterion to separate them from engaging in our civic arena. We cannot afford to claim ignorance towards other religions. We must not claim to be religious by stating that it is only us, and not others, who matter. We should appreciate that there is dignity indifference. Assimilation and respect for others who are different than us should be an integral part of our faith. These are the central tenets of interfaith dialogue” (Amin, 2019). Through confirming Dr. Amin Ruhul, we can see that dialogue is a key for religions to live together in peace. Amin also emphasizes “We know that bridges of understanding do not fall from the sky or rise from the ground. They are built by engaging in dialogue” (Amin, 2019). I agree with Amin’s view. In fact, different religions have different beliefs and practice different things. However, we share a common life, and every religion teaches people to be good and be kind to others. Thus, instead of seeing the different things between religions, we should see common things.
Pope Francis says, “Every human being has the right to live with dignity and to develop integrally; this fundamental right cannot be denied by any country” (Fratelli Tutti, 27). People have this right even though we have different values, beliefs, and cultures. Moreover, through intercultural dialogue, we can understand each other’s thoughts, sentiments, and activities. I think, in whatever situation if we walk in someone else’s shoes, we will have a better understanding of their perspectives and empathize with their opinions or point of view before quickly judging or condemning them.
Tài Liệu Tham Khảo
Amin, R. (2019). Importance of Interfaith Dialogue. https://www.bozemandailychronicle.com/religion/importance-of-interfaith-dialogue/article_4b3f5a24-9eb4-59a7-b12d-d4c85d2bd522.html.
Eagleton, T. (2000). The idea of culture. Malden, MA: Blackwell Publishing.
John Paul II. (1995). Ut unum sint. http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_25051995_ut-unum-sint.html.
Pope Francis. (2020). Encyclical Letter. Fratelli Tutti of the Holy Father Francis on Fraternity and Social Friendship. http://www.vatican.va/content/francesco/en/encyclicals/documents/papa-francesco_20201003_enciclica-fratelli-tutti.html
Shuan. (2021). Free Choice Marriage: Advantages and Disadvantages. https://www.yourarticlelibrary.com/marriage/free-choice-marriage-advantages-and-disadvantages/47628.
Thomas Merton. (2021). Quote. https://www.goodreads.com/quotes/215421-the-beginning-of-love-is-the-will-to-let-those.
UN Department of Public Information. 244 million International Migrants Living Abroad Worldwide. https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2016/01/244-million-international-migrants-living-abroad-worldwide-new-un-statistics-reveal/
Wooden, Cindy. (2018). Love is Constant Caring for Others, Pope Says at Parish Visit https://www.ncronline.org/news/vatican/francis-chronicles/love-constant-caring-others-pope-says-parish-visit.