Vâng phục là một đề tài quen thuộc, đã được nhiều nhà thần học cũng như các nhà tu đức diễn giảng, đúc kết, và viết lại thành những cuốn sách như kim chỉ nam cho đời sống thánh hiến của chúng ta. Trong bài viết ngắn gọn này, người viết không nghiên cứu hay bàn về vâng phục theo ý nghĩa lời khấn nhưng chỉ là một chút suy tư cá nhân về vâng phục theo sắc thái của đời sống cộng đoàn.
Ai trong chúng ta cũng nhận biết, vâng phục là nhân đức quan trọng và tuyệt đẹp vì nó được bắt nguồn từ chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, tư tưởng văn hóa “cha mẹ đặt đâu con nằm đấy” cũng ít nhiều ảnh hưởng tới lối suy nghĩ và cách sống của tôi về đức vâng phục trong đời sống thánh hiến.Trước đây tôi chỉ đơn thuần hiểu rằng, đức vâng phục như là một sợi dây ràng buộc người tu sĩ với Thiên Chúa và giữa người tu sĩ với Bề trên. Vì vậy, tôi thường vâng lời Bề trên bởi đó là luật; tôi vâng lời vì suy nghĩ rằng ý Bề trên “là ý Chúa.” Cách thức vâng lời cứng ngắc đó của tôi đã kiềm nén tôi sống thật với chính mình, làm tôi cảm thấy nặng nề, bất an, không vui, và man mác lo sợ. Hơn nữa, lối suy nghĩ ấy khiến tôi trở nên xa cách và hời hợt trong mối tương quan với Chúa và với chị em. Gần đây, được học về vâng phục theo cách hiểu và nhận thức mới, tôi suy gẫm về đức vâng phục cách nhẹ nhàng và cởi mở hơn. Tôi nhận ra rằng, đức vâng phục tựa như một bản nhạc của đời sống cộng đoàn, bao hàm nhiều sắc thái và âm hưởng độc đáo khác nhau. Với tôi, sống vâng phục chính là nhận biết chính mình, khiêm tốn, lắng nghe, sống hòa hợp với chị em, và phục vụ trong khả năng Chúa ban.
Thực vây, một nốt nhạc không thể tạo nên một bản nhạc, trừ khi nó kết hợp với những nốt nhạc khác. Một bản nhạc sẽ trở nên nhàm chán, trống rỗng, và không chuyển tải được cảm xúc và ý nghĩa của mình tới người nghe nếu như những nốt trầm và những nốt cao trong bản nhạc đó không hòa quyện, đan dệt với nhau. Với tôi, sống đức vâng phục trong cộng đoàn cũng được ví như việc viết lên một tác phẩm âm nhạc.
Giống như các nốt nhạc trong một bản nhạc, các thành viên trong cộng đoàn cộng tác, liên kết, và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, sẽ không có được tương quan mật thiết nếu như không có sự lắng nghe. David Isay đã nói rằng: “Lắng nghe là hành động của yêu thương.” Lắng nghe giúp chúng ta thấu hiểu và cảm thông với người khác cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi chúng ta lắng nghe với tâm hồn khiêm tốn, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều từ chị em trong cộng đoàn. Chúng ta lắng nghe không chỉ để giữ mối tương quan thân thiết với chị em mà còn để tìm kiếm ý Chúa mà chúng ta tin rằng Chúa mạc khải và bày tỏ cho chúng ta qua chị em.
Lắng nghe chị em trong cộng đoàn là một trong những bước quan trọng giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn trong sứ vụ giảng thuyết vì chúng ta không thể trở thành nhà giảng thuyết thực sự nếu như trước đó chúng ta không học cách thức lắng nghe. Lắng nghe và đón nhận nhau là hai yếu tố không thể thiếu hoặc tách rời trong đời sống cộng đoàn. Đức Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta về lòng nhân hậu và tình yêu thương. Noi gương Đức Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi mở rộng lòng mình, đón nhận chị em như chính Chúa đón nhận chúng ta. Chúng ta không dùng quyền lực để điều khiển nhưng là giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cộng tác với nhau trong hành trình theo gương Cha Thánh Đaminh, loan truyền Lời Chúa và phục vụ con người. Với cách thức này, đức vâng phục trở thành một bản nhạc không chỉ mang đến cho con người những giai điệu yêu thương mà còn chuyển tải Tin Mừng của Chúa.
Bảy nốt nhạc đều có những vẻ đẹp, sắc thái, và giá trị khác nhau. Mặc dù nốt Đồ thấp hơn nốt Rê, nhưng điều đó không có nghĩa nốt Rê tốt hơn hoặc giá trị hơn nốt Đồ và ngược lại. Cũng vậy, trong cộng đoàn, chị em chúng ta, ai cũng đặc biệt và có những giá trị độc đáo khác nhau. Nhận biết chính mình là một trong những yếu tố quan trọng của đức vâng phục. Mỗi người chúng ta đều được Chúa trao tặng những món quà và những khả năng khác nhau. Có những chị em được Chúa ban tặng khả năng về âm nhạc, nghệ thuật vẽ, và thêu may. Những chị em khác được Chúa trao tặng khả năng giảng dạy hoặc chữa lành bệnh nhân… Có những chị em được mời gọi trong vai trò lãnh đạo; có những chị em được mời gọi thi hành sứ vụ truyền giáo nơi cộng đoàn giáo xứ. Nhận ra khả năng riêng của mình với lòng biết ơn giúp chúng ta bình an, vui tươi và hạnh phúc hơn. Đồng thời, giúp chúng ta tránh được xu hướng ghanh tị và ao ước khả năng cũng như vị trí của người khác. Nhận biết bản thân cũng chính là nhận ra những hạn chế, thiếu sót của riêng mình để từ đó giúp chúng ta trưởng thành và thăng tiến hơn.
Là con người, chúng ta thừa nhận rằng chúng ta không thể giỏi và hiểu biết về tất cả mọi lĩnh vực, vì thế chúng ta cần đến nhau, cần đến chị em xung quanh chúng ta. Nhận biết những giới hạn của mình sẽ giúp chúng ta sống khiêm tốn và không coi thường người khác. Đức vâng phục mời gọi chúng ta nhận biết chính mình, phục vụ trong khả năng Chúa ban, và sống hòa hợp với chị em.
Trước đây tôi cảm thấy e ngại khi nói về đức vâng phục và lo lắng không biết mình có sống tốt nhân đức này hay không. Tuy nhiên, suy gẫm về đức vâng phục theo cách thức nhìn nhận ân sủng Chúa ban, giúp tôi trở nên yêu mến nhân đức này hơn. Thật vây, vâng phục không đặt áp lực hoặc làm cho tôi sợ hãi, ngược lại vâng phục làm tôi mạnh mẽ, thúc đẩy tôi nhận biết bản thân mình cách trưởng thành và sâu xa hơn. Sống đức vâng phục chính là sống đúng với chính mình vì tôi tin rằng nếu tôi sống thật với chính mình, tôi sẽ gặp được Chúa và nghe tiếng Chúa nói trong tôi cách rõ ràng hơn. Vì tôi được mời gọi để mang tình yêu thương, niềm vui, và hy vọng đến cho mọi người, nên tôi muốn sống đức vâng phục qua cách sống tốt lành, nhân hậu, và cảm thông với những người xung quanh, cũng như những người tôi gặp gỡ. Sống được những điều này, tôi tin chắc rằng sứ vụ truyền giáo của tôi sẽ sinh hoa kết trái.
Sr. Vòng Nguyễn, O.P
OBEDIENCE IS AS A PIECE OF MUSIC
Obedience is a beautiful and important vow of consecrated life because it originates from God. However, living in a culture that says “a girl must marry the man that her parents have selected for her”, my thinking about and living obedience in the Order is more or less affected. I used to obey our prioress because it was a law; I had to do it because I had no choice. Thus, I felt unpeaceful, unhappy and fearful even though I believe the prioress’s will is God’s will. This kind of obedience controlled, limited me being from who am I and it kept me far from God. Recently, I have learned obedience in a new vision and my understanding of it has changed. I started to reflect on obedience is as a piece of music which has different nuances.
Indeed, one note cannot make a piece of music, unless combining with other notes. The low notes and the high ones are always woven with each other; otherwise it will be boring, empty and it cannot convey emotion and themeanings of the song to the listener. Living out vow of obedience is the same as writing the piece of music.
Like musical notes, members in the convent cooperate, relate and support each other. However, without listening, there is no close relationship. Somebody has said that: “Listening is an act of love”. By listening, we understand and sympathize with others more easily. Listening with a humble heart, we will learn a lot from our sisters. We listen to each other not only to keep our relationship with others, but also to seek God’s will which we believe God reveals to us in our sisters. Listening to our sisters in our convent is one of the steps which helps us to prepare for our mission of preaching because we cannot become a preacher before we become a listener. No power is stronger than love, thus living obedience is opening our heart, accepting each other as God accept us. We do not use power to control but to assist mutually. We cooperate with each other in the process of following Father Dominic’s foot steps to spread God’s News and serve people. In this way, obedience will be a piece of music which not only brings people the beautiful harmony of love, but also the message of God.
The seven musical notes are different from each other and they have their own beauty, nuance and value.Although the C note is lower than D, it does not mean D is better than C or vice versa. Likewise, in our convent, each individual is special and unique. Knowing ourselves is one of the important aspects of obedience. God gives each person different gifts from others. One is good at music and the other is good at art. One has talent for teaching and the other has talent for healing. One has a vocation for being a leader in the congregation and the other has a vocation for serving at parish. Recognizing our own ability with gratitude helps us to be a happy person and servant. Simultaneously, it helps us avoid the tendency of competing with and desiring the ability and position of the other. Knowing ourselves is also being aware of our limits. We are human beings; we can do something but not everything, so we need each other. Realizing our defects helps us live humbly, not to look down upon others. Our life is a life that we live with and for others, thus living obedience is to know ourselves, to serve in our ability and to be in harmony with others.
Before I was afraid of obedience and I worried whether I could live it or not because it kept me from my true self. However, the lessons about this new vision of obedience have changed my mind and my heart. The more I study it deeply, the more I love it. Truly, obedience does not scare me, but it strengthens and encourages me to be who I am. From now on I want to live obedience in order to be my true self for I believe that if I can find my true self, I can find God and hear God’s voice. I have been called to bring God’s love, hope and joy to people, thus I also want to live obedience in order to to be and to live with others kindly, compassionately and sympathetically. Living like these, I believe my mission of preaching will bear fruit.
Theresa Vong Nguyen, O.P
Bình luận