“Buôn người là một tội phạm nhưng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Bạn biết đấy, nạn buôn người xảy ra trước mắt chúng ta. Và tại Mỹ, chúng tôi nói với mọi người rằng nó xảy ra ở mọi khu vực, và chúng tôi phải học cách nhìn nhận và xử lý nó theo cách an toàn, cho cả những người sống sót và những người báo cáo.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News, Chủ tịch Danh dự Liên minh chấm dứt nạn buôn người, thành viên Hoa Kỳ được chỉ định của Talitha Kum, Nữ tu người Mỹ Ann Oestreich, I.H.M, đưa ra lời nhận xét trên, bên lề Đại hội đồng lần thứ 2 của Talitha Kum diễn ra tại phía bắc của Rome tuần này, đánh dấu mười lăm năm kể từ khi thành lập liên minh.
Talitha Kum là Mạng lưới Đời sống Thánh hiến toàn cầu chống lại nạn buôn người. Có trụ sở tại Rome, Mạng lưới là một sáng kiến của Liên hợp Quốc tế các Bề trên Tổng quyền (UISG). Talitha Kum điều phối các nỗ lực chống buôn người của các Nữ tu, tạo điều kiện kết nối, liên lạc và đào tạo, theo kế hoạch chiến lược của UISG và Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo.
Những kẻ buôn bán người
Qua thời gian dài đại diện tại khu vực Bắc Mỹ của Talitha Kum, Sơ Oestreich đã chỉ ra sự hiện diện không chỉ có các nữ tu tại Hội nghị, mà còn của các giáo dân nam nữ, những người sống sót và những vị khách khác, những người đã giúp “làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng dẫn đến nạn buôn người, ví dụ như di cư và bất bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội” và “làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về các động lực kinh tế đẩy nạn buôn người trên toàn thế giới thêm trầm trọng hơn.”
“Nạn buôn người xảy ra hằng ngày. Và ở Hoa Kỳ, chúng tôi chia sẻ với mọi người rằng điều đó xảy ra ở mọi khu vực và chúng tôi phải học cách nhìn thấy nó, và chúng tôi phải tìm cách giải quyết nó theo cách an toàn, cho cả những nạn nhân sống sót và những người sẽ báo cáo ”
Sơ nhận xét: “Tội phạm gia tăng cách nhanh chóng và điên cuồng này đang mở rộng theo cấp số nhân và chúng tôi mời gọi nhiều người cùng tham gia với chúng tôi trong cuộc chiến này nhằm chấm dứt nó và tự giáo dục bản thân.” Sơ gợi ý việc tham gia không phải là một cam kết độc quyền bởi các nữ tu Công giáo, chính xác hơn là lời mời gọi đến giáo dân, giới trẻ, các chuyên gia và người thuộc các tín ngưỡng khác.
Sơ Ann Oestreich
Sơ nói: “Chúng ta cần phải cùng nhau tham gia vào cuộc chiến này.
‘Hơn 70% người di cư sang Mỹ bị buôn bán bất hợp pháp’
Sơ Ann đã trả lời câu hỏi liên quan đến nhận thức về hiện tượng nguy hiểm nhất khi nói về nạn buôn người tại Hoa Kỳ của Vatican News: “Ngay bây giờ, một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất là tình trạng cưỡng bức di cư của những người đang đến Hoa Kỳ.”
“Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp thông tin là từ 72 đến 77% những người di cư vào Hoa Kỳ bị buôn bán bất hợp pháp. Chúng tôi gặp vấn đề về giấy phép làm việc. Khi người di cư đến, họ phải đợi 180 ngày để nộp hồ sơ xin giấy phép làm việc”, khiến họ là đối tượng của những kẻ buôn người vì họ cần có công việc để tồn tại”, Sơ nói.
“Chúng tôi hợp tác với những người đang làm việc trong lĩnh vực di cư để thông báo cho các nhà lập pháp và công chúng của chúng tôi về tình trạng di cư cưỡng bức và hoàn cảnh của những người di cư vào đất nước chúng tôi.”
Sơ Abby: Giáo dục là chìa khóa
Điều phối viên quốc tế Talitha Kum, Sơ Abby Avelino, cũng trao đổi với Vatican News về cam kết đổi mới của Mạng lưới nhằm giải quyết thách thức chống lại nạn buôn người, bất kể hiện tượng này đang tồi tệ.
Đề cập đến tiến trình, Sơ nhấn mạnh việc cung cấp kiến thức giúp giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, đồng thời lưu ý theo số liệu thống kê năm 2023, các nữ tu, thông qua việc giáo dục về chủ đề này, đã có thể tiếp cận gần 800.000 người trên toàn cầu.
Điều phối viên quốc tế Talitha Kum, Sơ Abby Avelino
Sơ Barron: 90 quốc gia tham gia chống nạn buôn người
Tương tự, Chủ tịch UISG, Sơ Mary Barron OLA, Bề trên Tổng quyền của Dòng Nữ tu Đức Mẹ Các Tông đồ, nhìn nhận những thành quả to lớn của 15 năm qua nhưng cũng thừa nhận cuộc hành trình vẫn còn dài phía trước.
“90 quốc gia đã tham gia cùng với chúng tôi. Bạn có các nữ tu, giáo dân, đàn ông, phụ nữ, những nạn nhân sống sót, các nhà hoạt động, đây thực sự là toàn bộ những người đang tham gia chiến đấu chống lại tai họa này”, Sơ xác nhận, “có thể thấy rõ tác động của sự tham gia này về phạm vi tiếp cận, sự nhận thức và sự phát triển của mạng lưới.”
Nhắc lại sự phong phú mà những người sống sót và người trẻ mang lại cho Mạng lưới và Hội đồng, Sơ gợi ý rằng sự hỗ trợ để cùng nhau chiến đấu chống lại tai họa này luôn là cần thiết “của tất cả những con người tận tâm, thuộc bất kỳ tín ngưỡng nào, bất kể giới tính, bất kỳ ai”.
Chủ tịch UISG, Sơ Mary Barron
Mù về cách thức nạn buôn người đang diễn ra
“Chúng ta mù quáng trước rất nhiều cách thức mà nạn buôn người đang diễn ra. Chúng ta hãy mở rộng tầm mắt. Trách nhiệm rất lớn này thuộc về chúng ta” Sr. Barron xót thương và thúc giục.
“Chúng ta mù quáng trước rất nhiều cách thức mà nạn buôn người diễn ra. Chúng ta hãy mở rộng tầm mắt. Trách nhiệm rất lớn này thuộc về chúng ta”
“Là những Kitô hữu trên thế giới, trước hết chúng ta phải tự mình khám phá điều gì đang thực sự thúc đẩy nạn buôn người, bao gồm cả các xưởng may vẫn cung cấp cho chúng ta những món đồ đẹp mà chúng ta muốn mặc và đồ trang điểm mà chúng ta muốn dùng, và … ” Do đó, Sơ nhấn mạnh, “bản thân chúng ta phải nhận thức rõ hơn và được đào tạo nhiều hơn về chuỗi cung ứng, từ đó, có nhiều khả năng tạo ra những kết nối này hơn”.
Nạn nhân sống sót: Để bọn buôn người ngừng bán người, thì nhu cầu phải giảm
Lúc này, một nạn nhân sống sót, Kris, hiện là giám đốc điều hành của một mạng lưới ở Hoa Kỳ chuyên giúp đỡ những người là nạn nhân như cô, nói với Vatican News về cơn ác mộng của cô.
Trong cuộc phỏng vấn, cô bày tỏ hy vọng rằng tại Đại hội đồng Talitha Kum tiếp theo, vấn đề ‘nguồn cung’ sẽ được giải quyết, nhận thức rằng hiện tượng này sẽ giảm bớt nếu không có ‘nhu cầu’ con người. Về vấn đề này, cô nhấn mạnh rằng cả việc thực thi pháp luật và giáo dục đều có vai trò quan trọng.
Sơ Angela: Hoàn cảnh khốn khổ của các bé gái và phụ nữ là nạn nhân của nạn buôn người tại Châu Phi
Cũng tại Châu Phi, Vatican News biết về những thách thức do Nữ tu Châu Phi kể lại, Sơ Angela Nemilaki Kapitingana, người gợi nhớ chúng ta phải nhìn thấy phẩm giá nơi tất cả mọi người, giống như Chúa Kitô, và xót thương tình trạng hôn nhân cưỡng bức của các bé gái và phụ nữ trong một số nền văn hóa nhất định trên khắp lục địa châu Phi.
Sơ lưu ý: “Nhiều phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của nạn buôn người vì nhiều lý do”, nhưng để chống lại điều này, Sơ kêu gọi họ cần được giáo dục, được trao quyền và được cung cấp thông tin chính xác.
Sơ Angela chia sẻ với chúng tôi trải nghiệm đầu tiên của sơ với một nạn nhân bị buôn bán người. “Cô gái trẻ 22 tuổi và bị buôn bán cùng một đứa trẻ.”
“Đối với tôi, việc nhìn thấy cơ thể cô ấy bị cháy xém và cô thực sự bị tổn thương nặng nề về mặt tâm lý. Mặc dù theo bản năng, lần đầu tôi đến với mong muốn đáp ứng nhu cầu thể chất của cô ấy nhưng nhanh chóng cô ấy khiến tôi nhận ra rằng việc lắng nghe là điều cô ấy mong muốn nhất nơi tôi.”
“Cô ấy hỏi tôi: Tôi có còn là con người không? Theo trải nghiệm cô ấy đã phải chịu đựng, tôi không có câu trả lời, chỉ ở đó, và lắng nghe, rồi dần cô ấy ‘bày tỏ’ câu chuyện của mình. Việc lắng nghe cô ấy chia sẻ câu chuyện của mình, tôi càng thấy chúng tôi đang xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nơi cô ấy có thể cảm nhận và nhận ra rằng cô ấy thực sự được tôn trọng và có thể khẳng định nhân phẩm mình.”
Sơ Angela kết luận: “Đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi. Điều này đã thôi thúc tôi suốt ngày hôm nay và vì điều này, tôi sẽ luôn tiếp tục đấu tranh chống lại nạn buôn người”.
“Đó là trải nghiệm đầu tiên của tôi và điều này đã thôi thúc đẩy suốt ngày hôm nay, và vì điều này, tôi sẽ luôn tiếp tục đấu tranh chống lại nạn buôn người”
Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam
Chuyển ngữ từ: Vaticannews.va/en
Nguồn: caritasvietnam.org