Thứ Sáu,31 Tháng Ba, 2023
Hội Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám
No Result
View All Result
Hội Dòng Đaminh Bùi Chu
No Result
View All Result
Home Suy Niệm Tin mừng

Qua Thập Giá Tới Vinh Quang

Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

12 Tháng Mười Một, 2022

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Tin Mừng: Lc 9,23-26

Đức Giê-su nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì?Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.

“QUA THẬP GIÁ TỚI VINH QUANG”

“Qua Thập Giá mới vào được Vinh Quang”. Chúa Giêsu không những đã nói mà còn đi bước trước trong con đường thập giá đó. Lời Chúa đưa ra cho chúng ta từng bước trên con đường thập giá mà đạt đến ơn cứu độ bằng việc: Từ bỏ và vác thập giá theo chân Chúa Giêsu.

1. Từ bỏ

Bước theo Chúa mà với đầy dẫy những thứ cồng kềng vướng bận thì khó mà theo sát và theo kịp Người được. Cụ thể, việc chúng ta giữ đạo mà vẫn phải bon chen và ham mê công việc lấn át hết thời giờ cho Chúa, để không còn giờ để đọc kinh chung, để không đủ sức khoẻ đi tham dự lễ, để đến được nhà thờ thì chỉ còn uể oải ngủ gật.

Thật ra, bỏ những thứ bên ngoài đã khó, nhưng bỏ mình, tức là bỏ đi cái tôi của mình còn khó biết bao. Bỏ mình tức là bỏ chính cái tôi của mình, đó là sự từ bỏ khó khăn nhất. Alexande từng nói: “Thắng được vạn quân còn dễ hơn là thắng được chính mình”. Cái tôi chính là cá tính của mỗi người, vốn dễ kiêu ngạo muốn trên mọi người, muốn thể hiện chính mình, muốn người khác theo ý mình; chứ không dễ gì khiêm tốn và phục vụ tha nhân. Nhưng đó lại là điều kiện của “thập giá”, bởi thập giá được làm bằng chất liệu khiêm tốn và phục vụ.

Bỏ được có thế là rất đau, nhưng đó là một đòi hỏi của Tin Mừng. Các thánh Tử Đạo đã thực hiện được điều này trong thời bách hại. Còn chúng ta hôm nay, một khi đã bước theo Chúa, đã trở thành một người con của Chúa trong Hội Thánh, chúng ta có để cho con người cũ chúng ta mục nát đi có cởi bỏ những gì không thích hợp với một Kitô hữu không, đặc biệt là hãy chết đi cho tội lỗi để được sống như Đức Kitô, nghĩa là hãy giết chết những gì thuộc về thế gian trong con người cũ của chúng ta không?

2. Vác thập giá theo Chúa Giêsu

Con đường theo Chúa, đời sống đạo cần một sự dấn thân, phải vác lấy thập giá, Thập giá đó là những khó khăn, những trái ý nghịch lòng… Thập giá đó là việc tuân giữ lề luật Chúa…

Chúa bảo chúng ta vác thập giá mình chứ không buộc vác giùm ai. Vác thập giá của mình, chính là việc chu toàn bổn phận công dân, bổn phận đối với Chúa và Giáo hội trong đấng bậc mình. Vui nhận những trái ý nghịch lòng làm của lễ dâng Chúa. Đường thập giá thực ra không có gì xa thực tế, nhưng đúng với cả nghĩa tôn giáo lẫn xã hội. Thật vậy, có ai đạt được vinh quang mà không khổ luyện, muốn thi đậu phải miệt mài đèn sách, muốn chiến thắng trong các cuộc thi phải đòi hỏi khổ luyện… và đặc biệt, muốn hưởng phúc Nước Trời phải biết hy sinh và chịu thử thách.

Các thánh Tử Đạo ngày xưa chấp nhận hy sinh, thay vì nghe lệnh vua quan mà chà đạp lên thập giá, các ngài đã chấp nhận ôm lấy thánh giá và vác đi, là hy sinh, chịu thử thách và chấp nhận bỏ mình tuyệt đối kể cả mạng sống để theo Chúa đến cùng. Chúng ta ngày hôm nay, dù không phải đổ máu và chết đi cách trực tiếp vì sự bách hại công khai không còn nữa, nhưng vẫn còn đó những cách bách hại rất tinh vi và thâm hiểm của chế độ, của chính thể, của những thứ văn hoá thời đại… Vì thế, đòi hỏi chúng ta phải chết đi mỗi ngày vì những thứ bách hại đó, nghĩa là hi sinh vâng phục theo sự hướng dẫn của Giáo hội mà giữ lễ luật Chúa, xứng đáng là con cháu của các đấng tử đạo.

3. Tuyên xưng hoặc chối Chúa

“Ai giữ mạng sống mình sẽ mất, ai liều mất mạng sống mình thì sẽ giữ được mạng sống”. Nghe có vẻ thật nghịch lý, nhưng đó lại là chân lý Kitô Giáo, bởi vì cái đích đạt tới cuối cùng của chúng ta là sự sống đời đời (mạng sống siêu nhiên) chứ không phải bằng mọi giá phải giữ sự sống thể lý, để rồi chối Chúa.

Chúa Giêsu tuyên bố: “Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt thiên thần của Thiên Chúa”. 

Xưa kia, các thánh Tử Đạo thường được vua chúa hứa nếu bỏ đạo sẽ được trọng thưởng cho hưởng chức tước vinh hoa bổng lộc (nghĩa là được trọng vọng và ca tụng), còn nếu không bỏ thì sẽ bị lăng nhục và giết chết. Dưới cái nhìn đức tin, chúng ta thấy các thánh đã chọn “cái phúc” là chịu bách hại và từ chối “cái khốn” là được ca tụng.

Những ai dám sống thật, dám làm chứng cho Chúa và cho sự thật thì cái giá họ phải trả là chịu bách hại đủ đường từ chính thể chế chúng ta đang sống, cũng như mất đi những cơ hội tiến thân…

Ngày nay, không có chuyện bách hại nhãn tiền như thời các thánh tử đạo, nên chúng ta cũng không còn phải tuyên xưng đức tin cách trực tiếp như các chứng nhân xưa nữa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn tuyên xưng hoặc chối Chúa qua những cách sống sau đây:

Sống đạo, rất cần sự thể hiện ra thực tế, nhưng không ít những người tự cho mình “giữ đạo tại tâm”, không còn tham gia các hoạt động sinh hoạt công giáo, không tham dự các Bí tích, nhất là thánh lễ, bỏ xưng tội rước lễ lâu năm, hành động ngược lại với giáo huấn của Chúa và Hội Thánh… Đặc biệt, vì lo bon chen cuộc sống hằng ngày, chúng ta quên mất sự hiện diện của Chúa, bỏ bê các việc đạo đức. Đó là chúng ta vừa không tuyên xưng Chúa, vừa gián tiếp chối đạo.

Hoặc để có được việc làm nơi công sở, giữ được “ghế” trong xã hội thế quyền, sợ bị phiền phức hoặc bạn bè chê cười… chúng ta đã giấu diếm nguồn gốc Công Giáo của mình. Chúng ta muốn an thân, sợ liên luỵ nguy hiểm mà không dám làm chứng cho sự thật. Vì cái nồi (miếng cơm manh áo) mà bán rẻ lương tâm, vì cái ghế (chức này chức nọ) mà làm tay sai cho sự giả dối… Ngay cả việc ‘làm dấu thánh giá trước bữa ăn’ khi ăn chung nơi công cộng chúng ta còn thẹn thùng che đậy… Đó là mặc nhiên chúng ta đang chối Chúa.

Hay khi chúng ta gặp thử thách thất bại, hoặc cầu nguyện chưa được nhận lời, đã thất vọng chê trách Chúa và nghi ngờ sự hiện hữu của Chúa. Đó cũng là một hình thức chối đạo…

Lạy Chúa Giê-su, cuộc đời theo Chúa là một cuộc tử đạo trường kỳ với bao thử thách gian nan và bách hại, xin cho chúng con dám từ bỏ những gì không thích hợp với tinh thần Kitô Giáo, can đảm sống niềm tin trước mọi trái ý nghịch lòng và tự hào là người con Chúa trước mặt mọi người không ngại khó ngại khổ vì danh Chúa. Amen

Sưu tầm

Nguồn: https://tinmungmoingay.com/ngay-24-11-cac-thanh-tu-dao-viet-nam-lc-923-26/

Bài viết liên quan

Tình yêu đằng sau sự trì hoãn
Suy Niệm Tin mừng

Tình yêu đằng sau sự trì hoãn

Ánh Sáng
Suy Niệm Tin mừng

Ánh Sáng

Bạn đang khát điều gì?
Suy Niệm Tin mừng

Bạn đang khát điều gì?

Tự Do Trong Thánh Ý Chúa
Suy Niệm Tin mừng

Tự Do Trong Thánh Ý Chúa

Mở Toang Cửa Lòng
Suy Niệm Tin mừng

Mở Toang Cửa Lòng

Sống theo sự thật
Suy Niệm Tin mừng

Sống theo sự thật

Next Post
Hội Dòng Đa Minh Bùi Chu: Tĩnh Tâm Tháng 11

Hội Dòng Đa Minh Bùi Chu: Tĩnh Tâm Tháng 11

Bước Chân Đầu Tiên

Bước Chân Đầu Tiên

Muôn tạo vật ơi

Muôn tạo vật ơi

Bài viết mới

  • Ánh Mắt Dõi Theo
  • Hành Trình Yêu Thương
  • Đức Thánh Cha Nhập Viện Vì Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp
  • Hãy để Thiên Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta trong mùa chay này
  • Tài liệu chung kết của Đại hội châu lục của Giáo hội Á châu về tính hiệp hành

Liên Kết

  • Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam
  • Huynh đoàn Đaminh
  • Giáo Phận Bùi Chu
  • Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Trang Tin Mừng

Liên kết II

  • Tổng Giáo Phận Hà Nội
  • Tổng Giáo Phận Huế
  • Tổng Giáo Phận Sài Gòn
  • Tin Vatican
  • Các Giờ Kinh Phụng Vụ

Radio Vertias Asia

Radio Vatican

Lượt Truy Cập

42815
Truy cập hôm nay : 106
Truy cập hôm qua : 224
Tổng truy cập : 42815
Đang truy cập : 6

HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH BÙI CHU
Địa chỉ: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Điện thoại: 0228 3886 138
Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám

HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH BÙI CHU
Địa chỉ: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Điện thoại: 0228 3886 138
Email: [email protected]