Nữ tu Anne Flanagan đã tận hiến để chia sẻ trực tuyến tình yêu Thiên Chúa – nơi mà sơ được biết đến là bloger của trang MediaNuns – công việc của sơ là giúp chữa lành những tổn thương tinh thần bị gây ra do những ảnh hưởng xấu của việc lạm dụng mạng xã hội; Sơ và những nữ tu Công Giáo, cũng như của bất cứ tôn giáo nào đều tin rằng một sự tổn thương như thế sẽ dẫn đến một sự đe dọa nghiêm trọng cho tất cả chúng ta.
Sơ nói: “Chúng ta đã mất cảm thức thông thường rằng có những con người phía bên kia ngôn ngữ của chúng ta. Và chúng ta đang không đối xử với con người như là thụ tạo mang hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng chỉ là sản phẩn của một quan điểm mà chúng ta không thích hay thậm chí khinh bỉ.”
“Một phản ứng mỉa mai hay coi thường có thể khiến chúng ta chút thỏa mãn rẻ tiền, nhưng lại có thể giết chết cả một tâm hồn.” Sơ nhấn mạnh.
“Blogger nữ tu” và chị em Dòng Nữ tỳ Thánh Phao-lô gặp Đức Thánh cha Phan-xi-cô tháng 10 năm 2019.
Hội dòng của sơ, Nữ Tỳ thánh Phao lô, được thành lập năm 1915với sứ mạng truyền giáo qua truyền thông xã hội, bắt đầu bằng việc ấn bản một tờ báo làng. Trước năm 1923, sứ mạng kép của hội dòng bao gồm “việc khắc phục những thiếu sót và những bê bối lan truyền trên khắp thế giới do việc lạm dụng truyền thông xã hội.”
Cần khuyến khích ngay từ bây giờ sự cần thiết của việc cầu nguyện và những việc thiện như là đối trọng để chống lại sự tấn công của mạng xã hội. Nhiều chuyên viên về truyền thông công giáo đang tranh luận về những câu hỏi đang dậy sóng về mặt đạo đức trong tài liệu mới của Netflix “The Social Dilemma.”
Nó mô tả những lời cảnh báo của các giám đốc điều hành của các công ty như Facebook hay Google rằng mạng xã hội đã được xây dựng có thể phát sinh sự nghiện ngập, sự cô lập, sự phân cực và thù địch.
Trong khi đó, Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô đã trở thành một biểu tượng lớn về việc loan báo Tin Mừng trên mạng xã hội, với hơn 26 triệu người theo dõi trên Twitter và 7 triệu trên Instagram.
Tháng trước, ngài đã phong chân phước cho vị thánh tiềm năng đầu tiên của Giáo hội trong thời đại kỹ thuật số. Bl. Carlo Acutis, một thiên tài máy tính 15 tuổi khi qua đời vào năm 2006, có một chiếc Playstation và rất thích Pokémon. Anh ấy đã kết hợp tài năng của mình với lòng sùng kính Bí tích Thánh Thể để tạo ra một trang web liệt kê các phép lạ Thánh Thể khác nhau trên khắp thế giới.
Chân Phước Carlo Acutis
Clarissa Aljentera, một học giả và người quản trị giáo xứ ở Tổng Giáo phận Chicago, người quản lý các tài khoản mạng xã hội liên quan đến Giáo hội đã nói rằng: “Trong thời gian của cơn đại dịch, thật khó để không tham gia mạng xã hội”.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là xây dựng giáo xứ trở nên hấp dẫn hơn là những trang mạng.
Ông còn nói, khi hết thời gian phong tỏa, “Tôi nghĩ rằng thậm chí điều đó kêu gọi chúng ta khẩn thiết hơn để Giáo hội luôn hấp dẫn và được chào đón”. “ Cũng như chúng ta mời mọi người tham gia trực tuyến thế nào, thì chúng ta cũng phải nhắc nhở họ hãy rời khỏi nó và tìm những phương thế khác để phục hồi và gặp gỡ”.
David Gibson, giám đốc trung tâm văn hóa và tôn giáo, Đại học Fordham, thì coi mạng xã hội như một phước lành. Ông thấy rằng “nhiều người muốn cầu nguyện, nhiều người hướng dẫn chúng ta. Một số người có thể công bố một bài viết hoặc một dòng tweet không đúng hoặc thiếu bác ái, nhưng một số người khác có thể quay lại và sửa chữa nó. Đó là lợi ích của mạng xã hội. Chúng ta không thể chạy trốn nó cách dễ dàng được.”
Ông nhấn mạnh: “Kỉ luật tinh thần truyền thống, cũng như sự phân định và sự khôn ngoan là rất quan trọng khi tham gia mạng xã hội” và “một phần của chứng nghiện mạng xã hội là những thứ mà nó khiến ta cảm thấy phấn khích nhất”.
“Hãy thực hiện một ngày Sabát kỹ thuật số,” anh ấy nói và thừa nhận điều đó khó khăn như thế nào. “Tôi có một cô con gái tuổi teen và tôi luôn la mắng cô ấy về việc xem phim, nhưng tôi lại thấy chính tôi mới là kẻ tội lỗi nhất.” Ông thú nhận.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Maryanne Wolf, giám đốc Trung tâm Chứng khó đọc, Người học Đa chiều và Công bằng Xã hội tại UCLA, đã chỉ ra rằng thời gian ngồi trước màn hình quá lâu sẽ làm xói mòn hệ tuần hoàn não, làm suy yếu khả năng phân tích những gì họ đọc.
Những người đọc màn hình không thể bắt kịp dòng thông tin và thường bị bối rối trước những nội dung gây tranh luận. Điều đó dẫn tới việc chỉ đọc một cách lướt qua, mà bỏ lỡ những sắc thái và ẩn ý mà những bài viết hay những liên kết cần sự sự phân tích mang tính phê bình.
Wolf, một người Công giáo trọn đời được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Học viện Khoa học Giáo hoàng vào tháng 10, gần tương đương với một hội đồng cố vấn của Vatican, cho biết: “Nếu bạn lướt qua, bạn sẽ bị đoản mạch”.
“Những chỉ dẫn đạo đức là rất lớn, bởi vì đọc sâu rất hữu ích cho việc phát triển sự thông cảm”, Bà nhấn mạnh. Khả năng cảm thông giúp tăng triển vì người đọc có thể hình dung những gì giống với một ai đó.
“Trong những lời của một nhà tâm lý học thì những cuốn sách cung cấp một thư viện cho những đứa trẻ của chúng ta”. Bà nói: “Một niềm tin đã được cắm rễ sâu trong “Lời” cần một sự phân định đầy quyết liệt”. Và bà kết luận: “Bản thân ngôn ngữ là công cụ giúp con người diễn đạt những điều không thể diễn tả thành lời, những khái niệm vượt xa ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện tốt nhất của chúng ta cho điều đó. . . nhưng thứ ngôn ngữ nền tảng chất lượng đó lại bị thiếu trên màn ảnh.”
Erick Marquez, 24 tuổi, một nhà truyền giáo cho giới trẻ thành phố về dự án văn hóa ở Pittsburgh, nói rằng “người trẻ thường đánh giá họ và người khác dựa trên tiêu chuẩn mạng xã hội của họ. Một số thiếu niên còn chất vấn những nhà truyền giáo của dự án văn hóa về những thông số của những người theo dõi họ trên mạng xã hội”.
Ông nói: “Chúng ta nói về nơi mà chúng ta thấy mình có giá trị. Phải chăng chúng ta đang đặt điều đó ở số lượng người theo dõi mà chúng ta có?”
“Khi bạn mang nó vào tầm ngắm, Nó sẽ giống như cuộc gặp đầu tiên của họ với chân lý. Bạn cần đọc được trên khuôn mặt của chúng khi chúng bắt đầu tự vấn chính bản thân, “Đây là những thứ tôi đang làm sao?””
Những nhà truyền giáo cần phải hướng cuộc đối thoại đến câu hỏi tại sao”những nút like” khiến con người cảm thấy ổn, nhưng không đủ. Marquez nói. “ Bởi vì nó không phải là một sự tương tác thật. Nó không phải người thật. Không phải ích chung. Nó không bao giờ có thể thay thế những mối tương quan bên trong mỗi con người cùng như thay thế những cuộc nói chuyện với bạn bè hay gia đình. Nó không phải là không gian để tìm được các mối tương quan sống động, tương quan với chính Đức Giê-su Ki-tô.”
Ông cũng thêm: “Cũng vậy, mạng xã hội phục vụ một mục tiêu tốt khi con người sử dụng nó như một công cụ để hỗ trợ người khác hoặc không vượt khỏi mối tương quan thật với bạn bè và gia đình, giống như một đòn bẩy cho con người và cho các mối tương quan thật sự, thứ mà chúng ta ước muốn.”
Mùa hè này, một trong những tên tuổi lớn nhất của truyền thông Công giáo, Giám mục phụ tá Robert E. Barron của Tổng giáo phận Los Angeles, đã lên án những người Công giáo cư xử tồi tệ trên mạng sau khi những người tự xưng là người bảo vệ đức tin tràn ngập các trang Word on Fire của ông với những bình luận xúc phạm.
“Tôi đã chất vấn, thật thiếu thiện chí khi truyền giáo kiểu này, khi mọi người đến với trang web của chúng ta với một sự tò mò chân thành để xem Hội Thánh Công giáo là gì, và họ thấy những lời đả kích ghê tởm nhất mà họ có thể tưởng tượng? Bạn thực sự đang đẩy người ta ra xa Giáo hội.” Ngài lên án.
Ngài nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo đang nghiên cứu để những tư liệu trực tuyến về đức tin Công giáo với một tầm nhìn đa chiều.
Giám mục Barron nói tiếp: “Những gì không hữu ích đang đóng kín bản thân tôi trong một xi-lô của sự hiểu biết và gào thét cách báng bổ vào kẻ thù của tôi.”
Mặc dù còn đó nỗi lo âu, nhưng ngài vẫn tin “Giáo hội vẫn có thể bị xiêu vẹo nếu Giáo hội không sử dụng mạng xã hội.”
“Đứng trước mạng xã hội, chúng ta sẽ nói, “ Chúng ta sẽ khởi động một chương trình nơi giáo xứ chúng ta và hy vọng mọi người sẽ đến. Hầu hết mọi người đang tham gia (thông qua) sẽ không bao giờ đến tham dự. Mạng xã hội ban tặng cho chúng ta một phương thế hữu hiệu để đi vào thế giới””. Ngài nói:
Ít nhất một nhóm Ki-tô hữu lẩn tránh mạng xã hội, với những lo ngại tương tự như những vấn đề được nêu trong “The Social Dilemma”. Người Amish tham gia vào việc nhận thức cộng đồng về việc bất kỳ sự đổi mới nào cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, cộng đồng và gia đình của họ.
Họ đã đặt vấn đề: “Phải chăng chính mạng xã hội đã giúp chúng ta xích lại gần nhau và cũng chính nó đẩy chúng ta xa nhau?” Steve Nolt, học giả cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Anabaptist và Pietist Trẻ tại Đại học Elizabethtown ở Pennsylvania, cho biết.
Ban đầu, nhiều người Amish ưa chuộng điện thoại di động để có thể liên lạc với gia đình đang làm việc tại các công trường không có điện thoại cố định. Điều đó đã thay đổi với điện thoại thông minh.
Theo lời kể của Nolt, vào năm 2014, một doanh nhân người Amish đã từ bỏ điện thoại di động của mình, đã phát biểu tại một cuộc họp rằng điện thoại thông minh “làm cho việc phát triển các hành vi cưỡng chế và thói quen xấu trở nên dễ dàng và có nhiều khả năng xảy ra hơn”.
“Bây giờ thật dễ dàng khi chỉ nói với các bạn: ‘Hãy giữ Chúa trong lòng bạn và đưa ra những lựa chọn đúng đắn thì mọi việc sẽ ổn thôi’, nhưng vấn đề còn sâu xa hơn nữa”. Ông cho người Amish nhận ra rằng cộng đồng là điều cần thiết bởi vì các cá nhân không tự mình đưa ra những quyết định đúng đắn về mặt đạo đức được.
“Một trong những dấu ấn của nước Mỹ là chủ nghĩa cá nhân…. Tuy nhiên, Kinh thánh đã được viết cho các cộng đoàn,” ông tiếp tục. “Đây là một trong những kế hoạch lâu đời nhất của…. Sa-tan nhằm cô lập mọi người [vì] hắn biết rằng sự cô lập sẽ khiến chúng ta mất đi sự khôn ngoan mà cộng đoàn có thể mang lại.”
Nữ tu Flanagan cho biết trách nhiệm giải trình là cần thiết đối với việc Kitô hữu sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Thỉnh thoảng sơ cũng xóa các bài đăng của chính mình sau khi một sơ khác chỉ ra những điểm không xứng hợp với người theo Chúa Kitô.
Sơ nói: “Chúng ta phải cởi mở đón nhận sự sửa sai huynh đệ”.
Sơ nói tiếp, người Công giáo nên nhớ lại rằng “sự phán xét hấp tấp là một tội chống lại Điều Răn Thứ Tám”. “Chúng ta có thể phạm tội chống lại sự thật rất dễ dàng trên mạng. Những tội lỗi đó phải được xưng thú. Chúng có thể là tội trọng.”
Sơ đặc biệt bối rối khi thấy lời chứng đầy mâu thuẫn của một số người Công giáo, những người đã tố cáo Đức Thánh Cha Phanxicô là người không đáng tin cậy hoặc thậm chí là dị giáo.
“Bạn là ai mà xét đoán tha nhân?” sơ tra vấn, giọng hạ xuống thành những tiếng thì thầm. “Xin lỗi, nhưng Đức Giáo hoàng là người duy nhất trên trái đất có sự bảo đảm thiêng liêng rằng ngài có chìa khóa Thiên Đàng, và dưới quyền ngài, cánh cổng địa ngục sẽ không thắng được Giáo hội. Vì thế, thật là một sự kết án nông nổi.”
Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI đăng tweet đầu tiên của mình trên tài khoảng của ngài ở quảng trường Phao-lô VI.
Năm 2012, Đức Giám mục Paul Tighe, hiện là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa của Vatican, đã ở trong nhóm truyền thông xã hội đã giúp Đức Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI đăng dòng tweet đầu tiên của giáo hoàng. Trong vòng một giờ, @Pontifex đã có 250.000 người theo dõi.
Mặc dù Vatican đã ban hành nhiều tài liệu về thông tin liên lạc, nhưng bức ảnh chụp vị giáo hoàng lớn tuổi nhấn nút gửi, “đã nhận được nhiều sự chú ý về vấn đề này hơn bất kỳ tuyên bố mang tính lý thuyết nào từng được đưa ra trước đó”, Đức Giám mục Tighe nói.
“Một số người muốn Giáo hội tránh xa lĩnh vực truyền thông xã hội vì nó quá đen tối và tiêu cực. Tôi tin rằng những người có thiện chí sẽ muốn sử dụng mạng xã hội để hiệp nhất con người. Nếu họ từ bỏ lĩnh vực này thì chính điều đó mới thực sự trở thành một sự tiêu cực không thể cứu vãn được.”
Trong khi nhiệm vụ trước đây của ngài ở Vatican là nghiên cứu các phương pháp giao tiếp, thì nhiệm vụ hiện tại của ngài là thúc đẩy sự suy tư về tác động văn hóa cộng đồng. Phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp thực hiện hóa lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về một nền “văn hóa gặp gỡ” thông qua việc thực hiện các cuộc đối thoại, nhưng nền tảng của sự gặp gỡ ấy luôn phải là chính Chúa Thánh Thần.
Đức cha Tighe nói về tác hại kỹ thuật số: “Chúng ta không thể tìm kiếm các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực này”. Bởi vì, “Cuối cùng, giao tiếp thực sự là thành quả của con người chứ không phải của công nghệ.”
Ngài nói tiếp, khi Vatican tổ chức một hội nghị dành cho các blogger Công giáo, “chúng tôi đã cố gắng không chọn lọc bất cứ ai có sự khác biệt” về mặt ý thức hệ.
Khi những tham dự viên có thế đối thoại, sự thù địch giảm dần. Sau khi một trong những blogger bảo thủ hơn tiết lộ bị bệnh, nhiều người dù đối lập về quan điểm nhưng vẫn nhiệt thành “bày tỏ sự thông cảm và hy vọng cho cô ấy. Đó là yếu tố con người mà chúng ta cần thực hiện”, Đức Giám mục Tighe nói.
Ngài nói, nền văn hóa gặp gỡ “không chỉ là một chiến lược truyền thông”. “Nó gần như là một sự hoán cải nội tâm.” Khi người Công giáo “ở giữa những người mà chúng ta có nhiều khác biệt, chúng ta cần cố gắng đối thoại và học hỏi từ họ”.
Đó là một phần sứ mạng mà dự án “Sáng kiến về Tư tưởng Xã hội Công giáo và Đời sống Công cộng” của Đại học Georgetown hướng tới, mà Kim Daniels, thành viên của Bộ Truyền thông Vatican là phó giám đốc. Cô giúp tổ chức đối thoại giữa các nhóm người Công giáo có quan điểm khác nhau.
Cô nói: “Chúng tôi luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ để xây dựng những cầu nối để vượt qua sự chia rẽ về hệ tư tưởng.”
Cô tìm thấy nhiều cuộc trò chuyện lành mạnh trên mạng xã hội. Cô nói: “Mạng xã hội giúp tôi tiếp xúc với công việc của các học giả, nhà văn và những người khác mà lẽ ra tôi không bao giờ có cơ hội tiếp cận”. “Nó có thể xây dựng một số ý thức cộng đồng, dù có thể không sâu sắc và mang tính cá nhân, nhưng nó có thể kết nối mọi người, khi được sử dụng tốt nhất. Nó trở thành một công cụ thực sự hiệu quả để những người nghèo và người đau khổ bày tỏ nhu cầu của mình với người khác.”
Nhưng khi người dùng chỉ tìm kiếm thông tin từ các trang web để xác nhận thành kiến của chính họ, thì “phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến việc lan truyền các cuộc khủng hoảng, làm xói mòn lòng tin và làm suy yếu quyền lực,” cô nói.
Tóm lại, điểm mấu chốt đối với người Công giáo trên mạng xã hội là như Daniels nói, “Hãy nhớ yêu thương người thân cận và mang lại sự thật, lòng trung thành và sự khoan dung vào trong chính các cuộc trò chuyện trực tuyến”.
Tác giả: Ann Rodgers
Nguồn tin: angelusnews.com