Thứ Sáu,31 Tháng Ba, 2023
Hội Dòng Nữ Đaminh Bùi Chu
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám
No Result
View All Result
Hội Dòng Đaminh Bùi Chu
No Result
View All Result
Home Thông Tin Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

“Xin đừng bỏ rơi con khi sức lực suy tàn” (Tv 71,9)

02 Tháng Sáu, 2022
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư tuần này, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, đặc biệt về việc chính người già cảm nhận sự mong manh của họ. Đức Thánh Cha đề cập đến vấn đề thực tế: “không thiếu những kẻ lợi dụng người già, để lừa gạt, uy hiếp bằng muôn ngàn cách. Chúng ta thường đọc trên báo hoặc nghe tin tức về những người cao tuổi bị lừa một cách vô lương tâm để chiếm đoạt tiền tiết kiệm của họ….”
Bài đọc sách thánh mở đầu buổi tiếp kiến được trích từ Thánh Vịnh 71:

Vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi, / lạy ĐỨC CHÚA, chính Ngài là Đấng con tin tưởng / ngay từ độ thanh xuân. / Từ thuở sơ sinh, con nương tựa vào Ngài, / Ngài đã kéo con ra khỏi lòng mẹ, / con ca tụng Ngài chẳng khi ngơi. / Ngài đã bắt con nếm mùi tân khổ, / chính Ngài sẽ cho con được hoàn sinh / và kéo ra khỏi vực sâu lòng đất. / Phần vinh hoa, Ngài sẽ ban nhiều, và trở lại vỗ về an ủi. (Tv 71,5-6.20-21)

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Lời cầu nguyện tuyệt vời của những người cao tuổi mà chúng ta vừa nghe trong Thánh Vịnh 71 khuyến khích chúng ta suy ngẫm về sự căng thẳng mạnh mẽ của tình trạng tuổi già, khi ký ức về những khó khăn đã trải qua và những phúc lành nhận được bị đặt vào thử thách của niềm tin và hy vọng.

Thử thách tự nó tỏ lộ sự yếu đuối vốn đi cùng với sự mong manh và dễ bị tổn thương của tuổi già. Và tác giả Thánh Vịnh – một người già hướng về Chúa – đề cập rõ ràng đến thực tế rằng tiến trình này trở thành một cái cớ cho sự bỏ rơi, đánh lừa, lạm quyền và kiêu ngạo, đôi khi đeo bám lấy người già. Đây là một dạng hèn nhát đặc trưng cho xã hội này của chúng ta. Thật đúng là trong xã hội của sự vứt bỏ, văn hoá vứt bỏ, người cao tuổi bị đặt sang một bên và đau khổ vì những điều này. Trên thực tế, không thiếu những kẻ lợi dụng người già, để lừa gạt, uy hiếp bằng muôn ngàn cách. Chúng ta thường đọc trên báo hoặc nghe tin tức về những người cao tuổi bị lừa một cách vô lương tâm để chiếm đoạt tiền tiết kiệm của họ; hoặc những người không được bảo vệ và bị bỏ rơi mà không được chăm sóc; hoặc bị xúc phạm bằng các hình thức khinh miệt và đe dọa để bắt họ từ bỏ các quyền của họ. Những sự tàn ác như vậy cũng xảy ra trong các gia đình.

Toàn thể xã hội phải nhanh chóng chăm sóc những người già – họ là kho báu, ngày càng nhiều hơn, và cũng thường bị bỏ rơi hơn. Khi nghe đến những người cao tuổi bị tước đi quyền tự chủ của họ, sự an toàn của họ, thậm chí là ngôi nhà của họ, thì chúng ta hiểu rằng môi trường xung quanh của xã hội ngày nay đối với người cao tuổi không phải là một vấn đề khẩn cấp nổi lên, mà là một đặc điểm của văn hóa vứt bỏ đang đầu độc thế giới chúng ta đang sống. Người già trong thánh vịnh bộc bạch với Thiên Chúa nỗi tuyệt vọng của mình: “Vì thù địch nặng lời chống đối, / quân rình hại mạng con đã nhất trí bày mưu, / bảo nhau rằng: ‘Thiên Chúa bỏ hắn rồi, cứ truy nã, / bắt hắn đi, chẳng có ai cứu hắn đâu mà!’” (cc. 10-11). Những hậu quả là cái chết. Tuổi già không chỉ mất đi phẩm giá mà thậm chí còn bị nghi ngờ rằng họ có xứng đáng để tiếp tục. Vì vậy, tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để che giấu sự tổn thương của mình, che giấu bệnh tật, tuổi tác, tuổi già của mình, bởi vì chúng ta sợ rằng những điều đó là khúc dạo đầu cho việc mất đi phẩm giá của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình xem: liệu có phải là người khi nổi lên cảm giác này không? Tại sao nền văn minh hiện đại, tiên tiến và hiệu quả, lại khó chịu khi đối diện với bệnh tật và tuổi già như vậy? Và tại sao chính trị, vốn cam kết xác định các giới hạn của một sự sống đáng phẩm giá, lại đồng thời không nhạy cảm với phẩm giá của một cuộc chung sống tình cảm với người già và bệnh tật?

Người già của thánh vịnh, người xem tuổi già của mình như một thất bại, tái khám phá sự tín thác nơi Chúa. Người già cảm thấy cần được giúp đỡ. Thánh Augustinô khi bình luận về thánh vịnh này đã khuyên người già rằng: “Đừng sợ bị bỏ rơi trong tuổi già của bạn. […] Tại sao bạn lại sợ rằng [Chúa] sẽ bỏ rơi bạn, rằng Người sẽ từ chối bạn trong thời tuổi già, khi sức lực của bạn sẽ suy yếu? Đúng hơn, chính sức mạnh của Người sẽ ở nơi bạn, khi sức lực của bạn sẽ suy yếu”(PL 36, 881-882). Và tác giả thánh vịnh lớn tuổi kêu cầu: “Vì Ngài công chính, xin cứu vớt và giải thoát con, / ghé tai nghe và thương cứu độ. / Xin Ngài nên như núi đá cho con trú ẩn, / như thành trì để cứu độ con, / núi đá và thành trì bảo vệ con, chính là Ngài.” (câu 2-3). Lời cầu xin làm chứng cho lòng trung tín của Thiên Chúa và khẩn khoản nài xin Người lay động những lương tâm sai lệch bởi sự vô cảm trong kiếp sống phải chết, vốn cần được bảo vệ trong sự toàn vẹn của nó. Tác giả thánh vịnh cầu nguyện như thế này: “Lạy Thiên Chúa, xin đừng nỡ xa con, / lạy Thiên Chúa, xin Ngài mau trợ giúp! / Ước chi những người muốn hại mạng sống con / đều phải chết nhục nhã ê chề; / kẻ tìm cách gây hoạ cho con / phải muôn vàn nhuốc nhơ xấu hổ.” (câu 12-13).

Thực vậy, thật nhục nhã đối với những ai lợi dụng sức yếu của bệnh tật và tuổi già. Lời cầu nguyện làm mới lại trong lòng người cao tuổi lời hứa về sự trung tín và phúc lành của Thiên Chúa. Người cao tuổi tái khám phá lời cầu nguyện và làm chứng cho sức mạnh của lời cầu nguyện. Trong các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu không bao giờ từ chối lời cầu xin của những người cần được giúp đỡ. Những người già, vì sức yếu của họ, có thể dạy những người đang sống ở những lứa tuổi khác của cuộc đời rằng tất cả chúng ta cần phải buông mình cho Chúa, để cầu xin sự giúp đỡ của Người. Theo nghĩa này, tất cả chúng ta phải học từ tuổi già: vâng, có một món quà hoàn toàn trong tư cách là người già, cách buông mình cho sự chăm sóc của người khác, bắt đầu từ chính Thiên Chúa.

Sau đó, có một “lời dạy về sự mong manh”, đừng giấu sự mong manh. Chúng là sự thật, là một thực tại và có một lời dạy về sự mong manh cho tất cả mọi người, rằng tuổi già có thể nhớ lại một cách đáng tin cậy về toàn bộ cuộc đời con người. Lời dạy này mở ra một chân trời quyết định cho việc cải cách nền văn minh của chính chúng ta. Một cuộc cải cách mà bây giờ là tất yếu vì lợi ích của sự chung sống của mọi người. Việc gạt người già ra bên lề – trong khái niệm và thực tế – làm hỏng tất cả các mùa của cuộc sống, không chỉ đối với tuổi già.

Mỗi người chúng ta hôm nay có thể suy nghĩ về những người lớn tuổi trong gia đình: tôi có tương quan như thế nào với họ, tôi có nhớ đến họ không, tôi có đi thăm họ không? Biết rằng họ không thiếu gì? Tôi có tôn trọng họ không? Những người lớn tuổi trong gia đình, mẹ, cha, ông, bà, cô chú, bạn bè, tôi có xóa họ khỏi cuộc sống của mình không? Hay tôi đến với họ để nhận được sự khôn ngoan của cuộc sống? Hãy nhớ rằng bạn cũng sẽ là người già. Tuổi già đến với tất cả mọi người. Và bạn muốn được đối xử như thế nào khi về già, hãy đối xử như thế với người già hôm nay. Họ là bộ nhớ của gia đình, của nhân loại, bộ nhớ của đất nước. Bảo vệ người già là một sự khôn ngoan. Xin Chúa ban cho những người già là thành viên của Giáo hội lòng quảng đại trước lời mời gọi và khuyến khích này. Ước gì sự tín thác vào Chúa của họ truyền sang cho chúng ta. Điều này tốt cho tất cả, cho họ, cho chúng ta, cho con cái chúng ta.

nguồn: https://www.vaticannews.va

Bài viết liên quan

Hãy lăn tảng đá ra!
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

Hãy lăn tảng đá ra!

ĐTC Phanxicô: Làm Giáo Hoàng Không Phải Là Một Việc Dễ Dàng
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

ĐTC Phanxicô: Làm Giáo Hoàng Không Phải Là Một Việc Dễ Dàng

Đức Thánh Cha: Phụ Nữ Có Khả Năng Nói Ba Ngôn Ngữ: Lý Trí, Trái Tim Và Đôi Tay
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

Đức Thánh Cha: Phụ Nữ Có Khả Năng Nói Ba Ngôn Ngữ: Lý Trí, Trái Tim Và Đôi Tay

ĐTC Phanxicô: Chúa ban cho chúng ta dồi dào để chúng ta có thể trao cho người khác
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

ĐTC Phanxicô: Chúa ban cho chúng ta dồi dào để chúng ta có thể trao cho người khác

ĐTC Phanxicô: Cầu nguyện với Chúa Giêsu như trò chuyện với một người bạn
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

Sống hoàn thiện như thế nào?

Tiếp kiến chung 08/02/2023 – ĐTC Phanxicô: Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Tiếng nói Đức Giáo Hoàng

Tiếp kiến chung 08/02/2023 – ĐTC Phanxicô: Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!

Next Post
Hành Hương Đức Mẹ La Vang và Tham Quan Cố Đô Huế

Hành Hương Đức Mẹ La Vang và Tham Quan Cố Đô Huế

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Hành Hương Đức Mẹ La Vang và Tham Quan Cố Đô Huế

Thắp sáng đời Dâng hiến

Bài viết mới

  • Ánh Mắt Dõi Theo
  • Hành Trình Yêu Thương
  • Đức Thánh Cha Nhập Viện Vì Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp
  • Hãy để Thiên Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta trong mùa chay này
  • Tài liệu chung kết của Đại hội châu lục của Giáo hội Á châu về tính hiệp hành

Liên Kết

  • Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam
  • Huynh đoàn Đaminh
  • Giáo Phận Bùi Chu
  • Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Trang Tin Mừng

Liên kết II

  • Tổng Giáo Phận Hà Nội
  • Tổng Giáo Phận Huế
  • Tổng Giáo Phận Sài Gòn
  • Tin Vatican
  • Các Giờ Kinh Phụng Vụ

Radio Vertias Asia

Radio Vatican

Lượt Truy Cập

42821
Truy cập hôm nay : 112
Truy cập hôm qua : 224
Tổng truy cập : 42821
Đang truy cập : 2

HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH BÙI CHU
Địa chỉ: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Điện thoại: 0228 3886 138
Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Hội Dòng
    • Giới Thiệu
    • Lịch sử Hội Dòng
    • Sắc lập Dòng
    • Các Đấng Bản Quyền
    • Các Mẹ Bề Trên
    • Hội đồng Hội dòng
    • Các Tu Viện
    • Thỉnh Viện
    • Tiền Tập Viện
    • Tập Viện
    • Học Viện
    • Đào Tạo – Thường Huấn
  • Linh Đạo
    • Linh Đạo Đa Minh
    • Nữ tu Đaminh Bùi Chu là ai?
    • Thánh Đaminh
    • Thánh Catarina
  • Ơn Gọi
    • Trang ơn gọi
    • Tâm tình
    • Đời sống Thánh hiến
  • Thông Tin
    • Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
    • Tiếng nói Đức Giáo Hoàng
    • Tin Vatican
    • Tin Thế Giới
    • Tin Giáo Hội Việt Nam
    • Tin Hội Dòng
      • Cáo phó
  • Văn Hóa
    • Góc Dịch thuật
    • Thư Viện
    • Phòng Truyền Thống
    • Suy Tư
    • Sinh Hoạt Cộng Đoàn
    • Thơ
    • Thánh Ca
    • Góc Nghệ Thuật
  • Tư Liệu
    • Giáo Lý
    • Suy Niệm Tin mừng
    • Vui học Kinh Thánh
    • Giáo luật
    • Văn kiện – Tông Huấn – Sứ Điệp
    • Học hỏi
    • Các mục khác
      • Phụng vụ
      • Các Đề Tài Tiểu Luận
      • Chia sẻ
      • Kỹ năng sống
      • Hạnh Các Thánh
      • Những câu truyện
      • Những Thắc Mắc Về đời Sống Đạo
  • Video
    • Video Hội Dòng
    • Thánh Ca
    • Thánh Ca Song Ngữ
    • Video khác
    • Thư viện ảnh
  • Mục Vụ
    • Bác Ái Xã Hội
    • Giáo Dục
    • Mục vụ Tông Đồ
    • Phòng Khám

HỘI DÒNG NỮ ĐA MINH BÙI CHU
Địa chỉ: Xuân Ngọc, Xuân Trường, Nam Định
Điện thoại: 0228 3886 138
Email: [email protected]