Cười là một chuỗi các nguyên âm, như âm thanh, được lặp đi lặp lại trong 1/5 giây, cần vận dụng 15 cơ mặt khác nhau. Đây là 5 điều bất ngờ về động thái cười:
1. Mỗi ngày trẻ em cười khoảng 300 lần, người lớn chỉ cười 17 lần. GS khoa tâm lý Richard Wiseman nói: “Trẻ em ít mệt mỏi hơn. Các sự kiện như vấp chân của người lớn thì đối với trẻ em vẫn còn xa lạ”.
2. GS Christie Davis đã nghiên cứu và thấy một số quốc gia có “máu” khôi hài hơn một số quốc gia khác. Người Do Thái vui tính nhất, còn người Nhật ít đùa giỡn nhất. Nói chuyện khôi hài là một thách thức, nhưng tại sao bạn lại không khôi hài cho đời bớt khổ?
3. Nụ cười cho biết nhiều về bạn. Theo nghiên cứu của TS Lesley Harbrige, những người cười khúc khích (cacklers) là cười trên sự đau khổ của người khác, những người cười rú (howlers) là người muốn được chú ý và thường có bệnh tâm thần, những người cười khẹc khẹc (snorters) là tỏ ra uy thế, những người cười khẩy (sniggers) là người chưa trưởng thành về tâm lý, những người cười thầm (belly laughters) là người đáng tin và thân thiện, những người cười tủm tỉm (chucklers) là người tử tế và hướng nội, còn người cười rúc rích (gigglers) là người thích ve vãn và nhục dục.
4. Cười là “bệnh” hay lây. Tháng 1/1962 có một “trận cười” ở một trường học tại Tanzania làm lây sang những người trong địa phương, và 14 trường khác cũng phải cười theo. Trận cười này giảm dần sau 2 năm. Robert Provine, tác giả cuốn Laughter – a Scientific Investigation, cho rằng có thể não đã được “lập trình” để phản ứng dưới dạng nào đó khi nghe người khác cười. Đây là cách tác dụng trong các chương trình hài.
5. Đa số các chuyên gia tin rằng cười là dạng nhận biết theo tiềm thức của tình trạng xã hội – có thể đó là nguyên nhân khiến bạn cười kiểu nói đùa tồi tệ của sếp!
(chuyển ngữ từ In.com)