Tông huấn “Recurrens Mensis Obtober” được ban hành để kỷ niệm 400 năm công bố tông sắc “Consueverunt Romani”, một tông thư của Đức giáo hoàng Piô V.
Trong tông thư này, Đức giáo hoàng Piô V đã giải thích và ấn định hình thức truyền thống của Kinh Mân Côi.
Mục tiêu chính của tông huấn “Recurrens Mensis Obtober” là để làm mới và khuyến khích lòng sùng kính Kinh Mân Côi. Ba phần thảo luận về sự chuyển cầu của Mẹ Maria như là một cách để trở về với Chúa. Phần thứ nhất mời gọi tất cả mọi người trở nên người xây dựng hòa bình. Phần thứ hai được dành cho các nghĩa vụ của mọi Kitô hữu là phải cầu nguyện. Và phần thứ ba liệt kê những ý cầu nguyện.
Xét tự bản chất, tông huấn này mang tính cách mục vụ và đạo đức, do đó tông huấn không sử dụng những khái niệm mang tính tín lý. Điều được đề cập trong bản nghiên cứu này là giải thích sự liên tục trong tư tưởng của Đức giáo hoàng Phaolô VI về sự chuyển cầu của Đức Maria và lòng sùng kính Đức Mẹ, đặc biệt là Kinh Mân Côi.
Tất cả mọi ân sủng đều được trao ban qua Chúa Kitô (Rm 8,32). Đồng thời, “làm thế nào chúng ta có thể làm gì khác hơn là phụ thuộc đầy yêu thương vào sự chuyển cầu không thể so sánh được của Đức Maria, Mẹ của Chúa, vì từ nơi Mẹ, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Mẹ được ân nghĩa cùng Thiên Chúa?” (xc. Lc 1,30). Số 5 của tông huấn đề cập: Sự can thiệp của Đức Maria được giải thích trong khung cảnh của tiệc cưới tại Cana theo sách Tin Mừng Gioan (Ga 2,5). Số 62 của hiến chế “Lumen Gentium” dạy rằng: “Đức Maria tiếp tục can thiệp cùng Chúa Con cho lợi ích của con cái mình đang còn ở trần gian” (RMO 8). Theo cách nói của Đức giáo hoàng Gioan XXIII, Kinh Mân Côi là “lời cầu nguyện mang tính công cộng và hoàn vũ rất tuyệt vời để cầu nguyện cho những nhu cầu thông thương và bất thường của Giáo Hội, của các dân tộc và của toàn thế thế giới”, bởi vì Kinh Mân Côi là là ‘Bản Tin Mừng thu nhỏ’, xét đúng là như thế, và ‘từ nay về sau, là một phương cách sùng kính của Giáo Hội’ (RMO 15).
********
LẦN HẠT MÂN CÔI CẦU NGUYỆN CHO HOÀ BÌNH
Tông Huấn “Recurrens Mensis Obtober” của Đức giáo hoàng Phaolô VI gửi cho các Giám mục, Giáo sĩ và Cộng đoàn Dân Chúa trong Giáo Hội Công Giáo: KHUYẾN KHÍCH SỬ DỤNG KINH MÂN CÔI TRONG SUỐT THÁNG MƯỜI ĐỂ CẦU XIN ĐỨC TRINH NỮ MARIA PHÙ TRỢ TRONG VIỆC GIAO HOÀ TÂM TRÍ VÀ CON TIM, ĐỂ NỀN HOÀ BÌNH THỰC SỰ CÓ THỂ CHIẾU SOI XUỐNG TRÊN THẾ GIỚI.
Tháng Mười lại đến cho Ta một cơ hội mời gọi toàn thể Dân Kitô giáo một lần nữa thực hành hình thức cầu nguyện rất quen thuộc với nền đạo đức Công giáo, và lời kinh này không hề mất đi tầm quan trọng của nó trong những hoàn cảnh khó khăn của thời đại hiện nay. Ta đang nói về Kinh Mân của Đức Trinh Nữ Maria.
Hiểu lầm phổ biến
Ý tưởng mà Ta muốn đề nghị trong năm nay cho tất cả con cái trong Giáo Hội, bởi vì đối với Ta có vẻ như nghiêm trọng và khẩn cấp hơn bao giờ hết, là nền hoà bình giữa con người và giữa các dân tộc với nhau. Mặc dù có một số tiến bộ và những hy vọng hợp pháp, nhưng các cuộc xung đột đẫm máu đang vẫn tiếp tục diễn ra, một số điểm căng thẳng mới bắt đầu xuất hiện, và thậm chí cả các Kitô hữu là những người được mời gọi sống Tin Mừng yêu thương, hình như đang ở trong tình trạng đối đầu với nhau. Ngay trong lòng Giáo Hội, sự hiểu lầm nảy sinh giữa những người anh em với nhau, anh em tố cáo nhau và kết án lẫn nhau. Vì vậy, thật là khẩn thiết hơn bao giờ hết để làm việc và cầu nguyện cho hoà bình.
Một năm kỷ niệm làm gia tăng niềm tin tưởng của Ta vào sự cố gắng này, cụ thể là kỷ niệm 400 năm Tông sắc “Consueverunt Romani Pontifices” (1), qua văn kiện này, Đức giáo hoàng Piô V đã ấn định cấu trúc Kinh MânCôi phù hợp cho mọi thời đại, trong lúc có nhiều khó khăn cho cả Giáo Hội và cả thế giới. Trung thành với di sản thiêng liêng này, mà từ di sản này, dân Kitô giáo đã luôn luôn tìm được sức mạnh và lòng can đảm, Ta khuyên nhủ hàng giáo sĩ và tín hữu cầu xin tha thiết cùng Thiên Chúa, qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, ban ơn hoà bình và hoà giải giữa tất cả mọi người với nhau và giữa tất cả các dân tộc.
I. SỰ BẦU CỬ CỦA MẸ MARIA
Chắc chắn rằng hoà bình là mối bận tâm của con người và là mối thiện hảo chung cho tất cả mọi người. Như thế, hoà bình phải là một mối quan tâm liên tục của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là của những người mang trọng trách của các quốc gia và của cộng đồng các dân tộc. Nhưng thực tế, ai mà chẳng chia sẻ trách nhiệm trong đời sống và hạnh phúc của một gia đình, một công ty hay một hiệp đoàn? Mặc dù có nhiều thiện chí, nhưng cũng có nhiều lợi lộc đối nghịch; nhiều tính ích kỷ được phơi bày; nhiều tranh dành gia tăng; nhiều kình địch xung đột với nhau. Vì thế, ai mà chẳng thấy hành động không mệt mỏi đòi hỏi từ mỗi người và tất cả mọi người để tình yêu thương có thể vượt thắng bất hoà, để hoà bình có thể được thiết lập cho thành phố của loài người?
Không thể có hòa bình nếu không có Thiên Chúa
Nhưng hoà bình cũng là mối bận tâm của Thiên Chúa. Ngài đã đặt vào trong trái tim chúng ta lòng mong muốn mãnh liệt ơn bình an. Ngài thúc giục chúng ta làm việc để có ơn bình an, mỗi người làm theo phần mình, và để đạt được mục đích đó, Ngài tăng cường năng lực yếu ớt và ý chí do dự của chúng ta. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta một tâm hồn bình an, và chấp nhận những nỗ lực của chúng ta cho hoà bình.
Chúng ta chỉ có thể xin được quà tặng hoà bình bằng cầu nguyện; vì thế, cầu nguyện là một đóng góp không thể thay thế được cho việc kiến tạo hoà bình. Chính nhờ qua Chúa Kitô, trong Người tất cả ân sủng được ban tặng cho chúng ta (2), mà chúng ta sẵn sàng đón nhận quà tặng bình an. Và khi thực hiện điều đó, làm thế nào chúng ta có thể làm gì khác hơn là phụ thuộc đầy yêu thương vào sự can thiệp không thể sánh ví được của Mẹ Maria, Mẹ của Chúa, vì từ nơi Mẹ mà Tin Mừng nói cho chúng ta biết rằng Mẹ “đã được ân nghĩa cùng Thiên Chúa?” (3).
Những lý do để tin tưởng
Chính Trinh Nữ khiêm tốn của làng Nadarét đã trở thành mẹ của “Thái Tử Hoà Bình” (4), Chúa đã sinh ra dưới dấu chỉ hoà bình (5), và đã công bố cho toàn thể thế giới: “Phúc cho những ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (6). Tin Mừng dạy chúng ta biết rằng Mẹ Maria rất nhạy bén với những nhu cầu của con người. Tại Cana, Mẹ đã không ngần ngại can thiệp cho niềm vui của những người dân làng được mời tới dự tiệc cưới (7). Vì thế, nếu chúng ta cầu xin Mẹ với một tấm lòng chân thành, thì làm sao Mẹ lại không can thiệp để có được ơn bình an, một ân sủng cao quý như thế?
Công đồng chung Vatican II nhắc nhở rất kịp thời cho chúng ta biết rằng Mẹ Maria tiếp tục cầu bầu cùng con chí thánh của Mẹ cho thiện ích của con cái Mẹ trên trần gian (8). Khi Mẹ nói rất đơn giản với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi”, thì Chúa đã đáp trả một cách quảng đại nhất. Vì thế, làm sao Chúa lại không bày tỏ cùng một lòng quảng đại cho Mẹ khi Mẹ nói: “Họ không có hoà bình”?
II. BỔN PHẬN CỦA TẤT CẢ MỌI KITÔ HỮU
Nếu mọi người, “ai cũng làm hết sức mình nếu có thể” (9), phải làm việc cho công lý và hoà bình trên thế giới, rồi mỗi một Kitô hữu cũng phải có nỗ lực tha thiết cầu xin Mẹ Maria cầu nguyện với chúng ta và cho chúng ta, để ơn hoà bình đó, mà chỉ có Chúa mới có thể ban tặng, được trao ban cho chúng ta (10). Tuy nhiên, bằng việc suy niệm về những mầu nhiệm Mân Côi, chúng ta học, qua mẫu gương của Mẹ Maria, để trở thành những người có tâm hồn hoà bình, qua việc yêu mến và hiệp thông liên lỉ với Chúa Giêsu và với các mầu nhiệm trong cuộc đời cứu độ của Chúa.
Tất cả đều phải cầu nguyện
Hỡi con cái trong Giáo Hội hãy cầu nguyện:
* Các thiếu nhi và giới trẻ, tương lai của chúng bị đe doạ trong bối cảnh những sự thay đổi đang làm thế giới run rẩy. Hỡi những người làm cha làm mẹ, hỡi các thầy cô giáo và hỡi tất cả mọi linh mục, hãy cố gắng làm cho chúng trở thành những con người say mê cầu nguyện.
* Những người bệnh và già cả, những người đôi khi rơi vào thất vọng chán nản do họ có cảm tưởng như vô dụng. Họ cần tái khám phá ra sức mạnh quyền năng của lời cầu nguyện, để trở nên những người có tâm hồn yêu thương, lôi kéo con người một cách hoà bình hướng về nguồn mạch của hoà bình.
* Người lớn là những người làm việc vất vả cả ngày. Họ sẽ tìm thấy những nỗ lực của họ mang lại nhiều hoa quả hơn khi những hoa trái này nảy sinh từ đời sống cầu nguyện (11). Khi nhận biết Mẹ Maria, họ sẽ biết rõ hơn và yêu mến Chúa Giêsu hơn. Nhiều người thuộc tổ tiên chúng ta trong đức tin đã có kinh nghiệm mang lại sự sống này.
* Những người sống đời thánh hiến, đời sống của họ, giống như đời sống của Mẹ Maria, phải luôn luôn gắn bó mật thiết với đời sống của Chúa Kitô, để nhờ vậy mà phản chiếu sứ điệp yêu thương và bình an của Người.
* Các giám mục và những cộng sự viên hàng linh mục, những người có sứ vụ đặc biệt là cầu nguyện “nhân danh Hội Thánh thay mặt cho toàn thể dân thánh được ký thác cho họ và như thế cho toàn thể thế giới” (12). Trong lời cầu nguyện từ thâm tâm của các ngài, các ngài sẽ liên kết mật thiết với lời cầu khẩn của Mẹ Maria.
Trong sự mong muốn tha thiết cho hoà bình, là “hoa quả của Thánh Thần” (13), tất cả chúng ta đều sẽ phải dấn thân như các Tông đồ trên lầu trên “cùng nhau cầu nguyện với… Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu” (14).
III. Ý CẦU NGUYỆN
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho tất cả những người thực hiện nhiệm vụ kiến tạo hoà bình trên thế giới, từ ngôi làng khiêm tốn nhất cho tới những tổ chức quốc tế lớn nhất. Cùng với sự khích lệ và lòng biết ơn của chúng ta, các vị ấy cũng có quyền được hưởng những lời cầu nguyện của chúng ta. “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ.” (15).
Chúng ta hãy cầu nguyện để khắp mọi nơi đều có những lời mời gọi trở thành những người kiến tạo hoà bình, những người làm việc cho sự hoà hợp và hoà giải giữa con người với nhau và giữa các dân tộc với nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện để trong mọi trái tim, khởi đi từ tâm hồn chúng ta, cái chủ nghĩa bè phái và phân biệt chủng tộc, sự thù hận và tội ác có thể được nhổ đi, bởi vì chúng là nguồn gốc vốn gây ra chiến tranh và chia rẽ. Vì thế, nếu sự dữ càng mạnh, thì ân sủng lại càng phải mạnh hơn.
Chúng ta hãy cầu nguyện với Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta “để quy tụ con cái của Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (16). Chúng ta hãy cầu nguyện để ở giữa tất cả con cái của Giáo Hội có một bầu khí của tương trợ và tin tưởng lẫn nhau, của đối thoại và đối xử nhân ái với nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện để mọi người, trong khi nhận ra những khác biệt của mình, thì có thể nhận thức rằng họ bổ túc lẫn cho nhau, trong chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, theo như gợi ý của thánh Tông đồ Phaolô: “Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người… Vậy chúng ta đừng xét đoán nhau nữa… Vì Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn chuyện uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần… Vậy chúng ta hãy theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau” (17).
Tất cả mọi người phải là những người xây dựng hoà bình
Hỡi anh em đáng kính, hỡi con cái dấu yêu, chính Ta không bao giờ ngừng làm việc và cầu nguyện cho hoà bình, xét như là đại diện của Chúa, “Đấng là bình an của chúng ta… khi kiến tạo hoà bình… là đưa sự thù ghét đến chỗ huỷ diệt” (18). Với thánh Tông đồ Phaolô, dưới danh nghĩa của ngài, Ta cất dấu sự nhỏ bé của Ta, Ta khuyên nhủ anh chị em “hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hợp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (19).
Ước mong sao việc suy gẫm thường xuyên về các mầu nhiệm cứu độ làm cho anh chị em trở thành những người xây dựng hoà bình, giống như Chúa Kitô, theo mẫu gương của Mẹ Maria. Ước gì Kinh Mân Côi, trong hình thức được thánh giáo hoàng Piô V ấn định, -cũng như những hình thức được bổ sung thêm gần đây, với sự chấp thuận của thẩm quyền hợp pháp, đáp ứng những nhu cầu của thời đại ngày hôm nay,- như vị tiền nhiệm đáng kính của Ta là Đức giáo hoàng Gioan XXIII mong muốn: Kinh Mân Côi thực sự là “một lời cầu nguyện mang tính cách công cộng và hoàn vũ tuyệt với cho những nhu cầu thông thường và khác thường của Giáo Hội, của các dân tộc và của toàn thể thế giới” (20), bởi vì Kinh Mân Côi, như tự bản thân nó, là “Bản Tin Mừng tóm gọn” (21) và “từ nay về sau, là một cách thức sùng kính của Giáo Hội” (22).
Bằng hình thức cầu nguyện Kinh Mân Côi với Mẹ Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và là Mẹ của chúng ta, Ta giúp anh chị em nhận biết mong muốn của Công đồng: “Hãy để cho tất cả mọi người tín hữu Kitô cầu nguyện tha thiết với Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của loài người, để nhờ Mẹ cầu bầu cùng Con Ngài trong sự hiệp thông toàn thể các Thánh, cho tới khi mọi gia đình dân tộc hoặc đã mang danh hiệu Kitô hữu, hoặc chưa biết Ðấng Cứu Chuộc mình, đều hân hoan đoàn tụ trong an bình và hòa thuận, hợp thành một dân Thiên Chúa duy nhất, hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia” (23).
Thưa anh em đáng kính, hỡi con cái yêu dấu, với ý tưởng này mà Ta tha thiết ban phép lành tông toà cho anh chị em, đồng thời mời gọi anh chị em lần hạt Mân Côi sốt sắng trong suốt tháng 10 này.
Làm tại đền thánh Phêrô – Rôma, ngày 07/10/1969, năm thứ bảy triều đại giáo hoàng của Ta.
Giáo hoàng Phaolô VI
(Chuyển ngữ: Lm. FX. Trần Kim Ngọc, OP.)
***
Acta Apostolicae Sedis, Vol LXI, 10 November 1969, 649-654.
Chú thích:
1 Bull.Ord. Praed., Sept. 17, 1569, vol. V, p. 223
2 See Rom 8,32
3 Lk 1,30
4 Is 9,5
5 See Lk 2,14
6 Mt 5,9
7 See Jn 2,15
8 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 62: AAS 57 (1965), 63 [TPS X, 397-398]
9 See encyc. Populorum Progressio, no. 75: AAS 59 (1967), 294 [TPS XII, 168]
10 See Collect of the Mass for Peace
11 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 34: AAS 57 (1965), 39-40 [TPS X, 382]
12 Decree on the Priestly Ministry and Life, no. 5: AAS 58 (1966), 998.
13 Gal 5,22
14 Acts 1,14
15 Is 52,7
16 See Jn 11,52
17 Rom 12,18 and 14,13,17,19
18 Eph 2,14-16
19 Ibid., 4,1-3
20 Apost. Letter Il religioso convegno, Sept. 29, 1961: AAS 53 (1961), 646
21 Cardinal J. G. Saliege, Voila ta Mere (Marian pages assembled and presented by Mgr. Garrone), Toulouse: Apostolat de la priere (1958, p. 40)
22 Paul VI, allocution to participants in 3rd International Dominican Rosary Congress, July 13, 1963: Insegnamenti di Paolo VI, I (1963), 464
23 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 69: AAS 57 (1965), 66-67 [TPS X, 399-400]
****
BẢN TIẾNG ANH
Recurrens Mensis October was written to commemorate the fourth centenary of Consueverunt Romani, an apostolic letter from St. Pius VI, who explained and fostered the traditional form of the Rosary. The main objective of the document is to refresh and encourage the rosary devotion. The three parts discuss the intercession of Mary as a way to turn to God. The first section calls everyone to be peacemakers. The second part is devoted to the obligation of every Christian to pray, and the third part lists the prayer intentions.
The document is pastoral and devotional in nature, and does not incorporate a broad range of doctrinal concepts. It is mentioned in this study to indicate the continuum in Pope Paul VI’s thought regarding Marian intercession and devotion, particularly the rosary.
Through Christ all grace is given. (cf. Rom 8:32) At the same time, “How can we do otherwise than to depend lovingly upon the incomparable intercession of Mary, his Mother, of whom the Gospel tells us that she ‘found favor with God’?” (cf. Lk 1:30) (RMO 5) Mary’s interecession is explained in view of the Cana episode in the Gospel. (Jn 2:15) As Lumen Gentium 62 taught, “Mary continues to intercede with her Son in favor of her children on earth.” (RMO 8)
The Rosary is called – “as Pope John XXIII desired, ‘a great public and universal prayer for the ordinary and extraordinary needs of the holy Church, of the nations, and of the entire world,’ for this Rosary is, as it were, ‘the Gospel in miniature,’ and ‘henceforth, a devotion of the Church.'” (RMO 15)
Praying the Rosary for Peace
The Apostolic Exhortation Recurrens Mensis October of Paul VI to the Bishops, Clergy and People of the Catholic Church: URGING USE OF THE ROSARY DURING OCTOBER TO IMPLORE THE AID OF THE BLESSED VIRGIN MARY IN RECONCILING MINDS AND HEARTS, SO THAT TRUE PEACE MAY SHINE AT LAST UPON THE WORLD.
The recurrence of the month of October provides Us with an occasion for inviting the entire Christian people once more to the practice of a form of prayer which is rightly dear to Catholic piety, and which has lost none of its importance amid the difficulties of the present day. We are speaking of the rosary of the Blessed Virgin Mary.
Misunderstandings prevalent
The intention which We would propose this year to all Our sons and daughters, since it seems to Us more serious and urgent than ever, is that of peace among men and between peoples. Despite some progress and some legitimate hopes, murderous conflicts are continuing, new points of tension are appearing, and even Christians, who appeal to the same Gospel of love, are seen to be in opposition to one another. Within the Church itself, misunderstandings arise between brothers who mutually accuse and condemn each other. Hence it is more urgent than ever to work and pray for peace.
An anniversary increases Our confidence in this effort, namely, the fourth centenary of the apostolic bull Consueverunt Romani Pontifices,(1) by which St. Pius V gave the rosary a form suitable for all time, during a period of many troubles for both the Church and the world. Faithful to this sacred heritage, from which the Christian people have never ceased to draw strength and courage, We exhort the clergy and faithful to beg earnestly from God, through the intercession of the Virgin Mary, peace and reconciliation among all men and between all peoples.
I. THE INTERCESSION OF MARY
Undoubtedly, peace is the concern of men and a good common to all. As such, it must be the constant care of everyone, but especially of those who carry the responsibility of states and of the community of peoples. But indeed, who does not have a share of responsibility in the life and peace of a family, of an enterprise, of an association? Despite much good will, there are many interests in opposition; much selfishness is shown; many antagonisms increase; many rivalries conflict with one another. Who does not see, then, the unflagging action demanded from each and all in order that love may triumph over discord, and that peace may be restored to the city of men?
No peace without God
But peace is also the concern of God. He has placed in our hearts the ardent desire for peace. He urges us to work toward it, each doing his share, and for that purpose he sustains our feeble energies and our vacillating wills. He alone can give us a peaceful soul, and confirm in depth and solidity our efforts for peace.
Prayer, by which we ask for the gift of peace, is therefore an irreplaceable contribution to the establishment of peace. It is through Christ, in whom all grace is given us,(2) that we dispose ourselves to welcome the gift of peace. And in that undertaking, how can we do otherwise than to depend lovingly upon the incomparable intercession of Mary, his mother, of whom the Gospel tell us that she “found favor with God”?(3)
Reasons for confidence
It is the humble Virgin of Nazareth who became mother of “the Prince of Peace,”(4) of him who was born under the sign of peace,(5) and who proclaimed to the whole world: “Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God.”(6) The Gospel teaches us that Mary is sensitive to the needs of men. At Cana, she did not hesitate to intervene, to the joy of the villagers invited to a wedding feast.(7) How, then, would she not intervene in favor of peace, that precious possession, if we only pray to her with a sincere heart?
The Second Vatican Ecumenical Council reminds us most opportunely that Mary continues to intercede with her son in favor of her children on earth.(8) When she quite simply told him, “They have no wine,” Christ responded most generously. How, then, would he not show the same generosity to her when she says, “They have no peace”?
II. OBLIGATION OF EVERY CHRISTIAN
If every man, “as much as he can, as best he can,”(9) must work for justice and peace in the world, then each Christian will have it at heart to ask Mary to pray with us and for us, so that that peace which the Lord alone can give, may be granted us.(10) Moreover, by meditating upon the mysteries of the most holy rosary we learn, through Mary’s example, to become peaceful souls, through loving and unceasing association with Jesus and with the mysteries of his redemptive life.
All must pray
Let all the children of the holy Church pray:
- Children and young people, whose future is at stake amid the changes that are shaking the world. Let parents, teachers and all priests strive to make of them men consecrated to prayer.
- The ill and the elderly, who sometimes are disheartened by their seeming uselessness. They should rediscover the powerful strength of prayer, and become loving souls, drawing men peacefully toward the source of peace.
- Adults, who work hard all day long. They will find their efforts bearing more fruit when these arise from a life of prayer.(11) By knowing Mary they will the better know and love Jesus. Many of our ancestors in the faith have had this life-giving experience.
- Consecrated souls, whose life, like Mary’s, must always be closely bound to the life of Christ, so as to irradiate his message of love and peace.
- Bishops and their priestly assistants, who have the special mission of praying “in the name of the Church on behalf of the whole people entrusted to them and indeed for the whole world.” (12) In the depths of their prayer, they will surely unite themselves with the supplication of Mary.
In this ardent desire for peace, which is the “fruit of the Spirit,”(13) we shall all devote ourselves, like the Apostles in the upper room, “to prayer together with…Mary the mother of Jesus,”(14)
III. PRAYER INTENTIONS
We shall pray for all who perform the tasks of peace in the world, from the humblest village to the greatest international organizations. Together with our encouragement and our gratitude, they have a right also to our prayers. “How beautiful upon the mountains are the feet of him who brings good tidings, who publishes peace, who brings good tidings of good, who publishes salvation.”(15)
We shall pray that everywhere there may be vocations to become doers of peace, workers for concord and for reconciliation between men and among peoples. We shall pray that in every heart, starting with our own, sectarianism and racism, hatred and wickedness, may be rooted out, since they are the ever recurring source of wars and divisions. For if evil is strong, grace is even stronger.
We shall pray to him who died for our sins “to gather into one the children of God who are scattered abroad.”(16) We shall pray that among all the sons and daughters of the Church there may be a climate of mutual respect and confidence, of dialogue and reciprocal benevolence. We shall pray that all, while recognizing their differences, may realize that they complement one another, in the truth and love of Christ, according to the recommendation of the great Apostle St. Paul: “So far as it depends upon you, live peaceably with all. … Let us no more pass judgment on one another. … The kingdom of God …[means] righteousness and peace and joy in the Holy Spirit. … Let us then pursue what makes for peace and for mutual upbuilding.”(17)
All must be peacemakers
We ourself, honored brothers, beloved sons and daughters, shall never cease to labor and pray for peace, as the vicar of him who “is our peace…making peace…bringing the hostility to an end.”(18) With the Apostle Paul, under whose name we would conceal our littleness, we exhort you “to lead a life worthy of the calling which you have been called, with all lowliness and meekness, with patience, forbearing one another in love, eager to maintain the unity of the Spirit in the bond of peace.”(19)
May the frequent meditation upon the mysteries of our salvation make you peacemakers, in the image of Christ, after the example of Mary. May the rosary, in the form handed down by St. Pius V—as well as in other recent forms adapting it, with the consent of the lawful authority, to the needs of today—be indeed, as our beloved predecessor Pope John XXIII desired, “a great public and universal prayer for the ordinary and extraordinary needs of the holy Church, of the nations, and of the entire world,”(20) for this rosary is, as it were, “the Gospel in miniature,”(21) and “henceforth, a devotion of the Church.”(22)
By this prayer to Mary, the most holy Mother of God and our Mother, we help to realize the wish of the Council: “Let all faithful Christians offer urgent prayers to the Mother of God and Mother of men in order that she may intercede with her son in the communion of all the saints, until the whole family of nations—whether they bear the honored name of Christian or still do not know their Savior—may be joyfully assembled into a single People of God, in peace and harmony, to the glory of the most holy and undivided Trinity.”(23)
It is with this intention, honored brothers, beloved sons and daughters, that we bestow upon you with all our heart our apostolic blessing, inviting you to recite the holy rosary with fervor during this month of October.
Given at Rome, at St. Peter’s, October 7th, in the year 1969, the seventh of our pontificate.
Pope Paul VI
Acta Apostolicae Sedis, Vol LXI, 10 November 1969, 649-654.
*****
1 Bull.Ord. Praed., Sept. 17, 1569, vol. V, p. 223
2 See Rom 8,32
3 Lk 1,30
4 Is 9,5
5 See Lk 2,14
6 Mt 5,9
7 See Jn 2,15
8 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 62: AAS 57 (1965), 63 [TPS X, 397-398]
9 See encyc. Populorum Progressio, no. 75: AAS 59 (1967), 294 [TPS XII, 168]
10 See Collect of the Mass for Peace
11 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 34: AAS 57 (1965), 39-40 [TPS X, 382]
12 Decree on the Priestly Ministry and Life, no. 5: AAS 58 (1966), 998.
13 Gal 5,22
14 Acts 1,14
15 Is 52,7
16 See Jn 11,52
17 Rom 12,18 and 14,13,17,19
18 Eph 2,14-16
19 Ibid., 4,1-3
20 Apost. Letter Il religioso convegno, Sept. 29, 1961: AAS 53 (1961), 646
21 Cardinal J. G. Saliege, Voila ta Mere (Marian pages assembled and presented by Mgr. Garrone), Toulouse: Apostolat de la priere (1958, p. 40)
22 Paul VI, allocution to participants in 3rd International Dominican Rosary Congress, July 13, 1963: Insegnamenti di Paolo VI, I (1963), 464
23 See Dogmatic Constitution on the Church, no. 69: AAS 57 (1965), 66-67 [TPS X, 399-400]
BẢN TIẾNG LATIN
ADHORTATIO APOSTOLICA*
Episcopatus, clerus populusque catholicae Ecclesiae vehementer incitantur ad B. Mariae Virginis opem per mensem Octobrem sacro Rosario implorandam, ut gentium mentibus et animis reconciliatis vera tandem pax mundo affulgeat.
PAULUS PP. VI
VENERABILES FRATRES ET DILECTI FILII
SALUTEM ET APOSTOLICAM BENEDICTIONEM
Recurrens mensis October opportunitatem Nobis praebet universum populum christianum denuo adhortandi, ut illa precandi forma usitetur, quae, in catholicorum pietate merito inhaerens, nihil momenti amisit, quod ad difficultates horum temporum attinet: recitationem dicimus sacri Beatae Mariae Virginis Rosarii.
Hoc vero anno omnibus filiis eam proponimus intentionem, quae urgentior et gravior Nobis esse videtur quam umquam alias, ut scilicet pax inter homines et gentes firmetur.
Quamvis quidam facti sint progressus spesque nonnulla recte affulgeat, perdurant tamen dimicationes internecivae, iterum certi quidam discriminas fomites parantur atque etiam animos christianorum, qui ad idem provocant Evangelium amoris, sibi invicem cernimus adversari.
In ipso Ecclesiae sinu dissensiones inter fratres exsistunt, qui se mutuo incusant et condemnant. Quo fit, ut nunc cum maxime paci operam demus oporteat et pro pace supplicemus.
Anniversaria etiam memoria, plus fiduciae ingerens, Nos movet, id est quartum expletum saeculum ab editis Apostolicis Litteris, quae a verbis «Consueverunt Romani Pontifices» incipiunt (Bull. Ord. Praed., tom. V, p. 223, 17 septembres 1569); quibus Litteris Sanctus Pius V, Decessor Noster, temporibus, quibus Ecclesia et mundus perquam turbabatur, formam sacri Rosarii cuivis aetati congruentem, definivit.
Sanctam igitur hanc veluti hereditatem, unde populos christianus vires animique fortitudinem hausit, fideliter tuentes, clerum populumque christianum cohortamur, ut a Deo, intercessione Beatae Mariae Virginis, pacem et reconciliationem inter omnes homines et populos perficiendam efflagitent.
I. Cum pax sine dubio sit causa hominum et bonum omnibus commune, oportet de ea sint constanter sollicita cuncti, praesertim ii, penes quos est cura Civitatum et communitatis populorum. Sed quis, pro sua parte, non tenetur officio circa vitam et pacem familiae, opificum sedis, sodalitatis? Quamquam multi sunt bona praediti voluntate, tamen tot hominum studia inter se repugnant, tot animos sua tantum quaerere apparet, tot contentiones ingravescunt, tot aemulationes inter se confligunt. Quis non videt a singulis et a cunctis exigi actionem eo pertinentem, ut amor discordias vincat et pax in hominum Civitate instauretur?
Pax est etiam causa Dei: ipse enim animas nostris ardens desiderium pacis iniecit, ipse nos impellit, ut, pro sua quisque parte, huic operam navemus, dum ad hoc debiles vires nostras et nutantes sustinet voluntates. Ipse solus animum pacificum tribuere potest et conatus nostros pacis stabiliendae penitus firmiterque prosperare.
Preces ergo, quibus pacis donum postulamus, conferunt, ac quidem ea ratione, ut nihil pro iis queat substitui, ad pacem instaurandam. Per Christum enim, cum quo nobis omnia donantur (Cf Rom 8, 32), nos componimus ad pacis munus accipiendum. Quomodo ergo in hac re agenda non utamur deprecatione inaestimabili Beatae Mariae, Matris eius, quae, ut Evangelium docet, invenit gratiam apud Deum? (Lc 1, 30)
Numilis quidem Virgo Nazarethana Mater effecta est Principes pacis (Is 9, 5), eius videlicet, qui natus est, cum pax annuntiaretur (Cf Lc 2, 14), et qui in hominum conspectu proclamavit:Beati pacifici, quoniam filii Dei vocabuntur (Mt 5, 9). In Evangelio declaratur Mariam fuisse propensam ad hominum necessitates perspiciendas sublevandasque. In pago enim Cana non dubitat deprecatricem se praebere, ut laetitiae consulat vicanorum ad nuptias vocatorum (Cf Io2, 15). Quomodo non ad assequendam pacem, tam praecelsum donum, intercedat, si corde sincero illam exorabimus?
Concilium Oecumenicum Vaticanum II opportune monuit pergere Mariam apud suum Natum pro filiis hic in terra peregrinantibus deprecari (Cf Const. dogm. de Ecclesia Lumen gentium, n. 62: AAS 57 (1965), p. 63). Ei, quae mente candida et simplici dixit: vinum non habens, Christus magnanimiter est obsecutus. Quomodo hic non eandem largitatem praestabit, si ita rogatur: pacem non habent?
II. Quodsi unicuique, quantum vires opesque sinunt (Cf Litt. Encycl. Populorum progressio, n. 75: AAS 59 (1967), p. 294), de iustitia et pace est annitendum, singulis christianis curae erit Mariam orare, ut una nobiscum et pro nobis supplicet ea mente, ut eam, quam mundus non dare potest, pacem Dominus nobis concedat (Cf Oratio ex Missa pro pace). Praeterea meditantes sacri Rosarii mysteria, animos pacificos, Mariae exemplo, induere poterimus per commercium familiare et continuum cum iesu paremque consuetudinem mysteriorum vitae eius redemptricis.
Omnes sanctae Ecclesiae filii precentur:
– Pueri atque iuvenes, quorum tempus futurum agitur in hac rerum commutatione gentes universas quassante, ut suis parentibus, magistris atque cunctis sacerdotibus cordi curaeque sit ex sese effingere homines precationi addictos.
– Aegri et senes, quorum animi ob specie inutilem vitam interdum percelluntur, ut virtutem denuo experiantur precationis, atque alios etiam, veluti magnus lapis, suavi alliciant vi ad pacis originem.
– Adulti, qui dies totos defatigantur labore. Maiores afferent eorum opera fructus e precationis usu et pia vita profecta (Cf Const. dogm. de Ecclesia Lumen gentium, n. 34: AAS 57 (1965), pp. 39-40). Cum Maria familiariter viventes melius cognoscent Iesum et diligent: id quod tot nostri maiores, ad fidem quod attinet, re experti sunt indeque vegetati.
– Animae Deo sacratae, quarum vitam, secundum exemplar Mariae, arcte semper consociari oportebit cum Christi vita, et quasi fulgore quodam illustrare nuntium eius amoris et pacis.
– Episcopi et sacerdotes eorum adiutores munere peculiari funguntur, quo nomine Ecclesiae, pro toto populo sibi commisso, immo pro universo mundo, Deum deprecantur (Decr. de Presbyt. ministerio et vita Presbyterorum ordinis, n. 5: AAS 58 (1966), p. 998). Quomodo cum eorum intima precatione non concinent supplicationes Mariae?
– In vehementi hoc pacis desiderio, quae est fructus spiritus (Gal 5, 22) haud secus atque ipsi in Cenaculo congressi Apostoli inter nos omnes coniungemur in oratione . . . cum Maria Matre Iesu (Act 1, 14).
III. Pro iis omnibus precemur qui pacis opus perficiunt inter homines, minimo in oppido usque ad instituta omnium gentium maxima. Sibi illi vindicant, praeter confirmationem animi atque existimationem, preces quoque nostras. Quam pulchri super montes pedes annuntiantis et praedicantis pacem, annuntiantis bonum, praedicantis salutem (Is 52, 7).
– Precemur nos, ut Deo vocante pacis excitentur ubique opifices, auctores concordiae et hominum populorumque reconciliationis. Precemur, ut ex omnium evellantur cordibus, in primisque nostris, factionum studium stirpiumque iactatio, nequitiae et odia, quae iterum iterumque bella pariunt atque discidia. Nam si quid valet malum, etiam plus valet gratia.
– Eum precemur, qui mortuus est pro peccatis nostris, ut filios Dei, qui erant dispersi, cοngreget in unum (Cf Io 11, 52).
– Precemur, ut in filiis Ecclesiae universis observantiae mutuae animus renovetur et fiduciae, consuetudinis, collocutionis et benevolentiae communis. Ipsi precemur, ut omnes homines diversos esse conscii inter se convenant, alii alios complentes, in ventate et cantate Christi secundum magni Pauli Apostoli cohortationem: quod ex vοbis est, cum omnibus pacem habentes, nοn vosmetipsos defendentes . . . Non ergo amplius invicem iudicemus . . . Est enim regnum Dei . . . iustitia et pax et gaudium in Spiritu Sancto . . . itaque quae pacis sunt sectemur et quae aedificationis sunt in invicem custodiamus (Rom 12, 18 et 14, 13, 17, 19).
Nosmet ipsi, Venerabiles Fratres et carissimi filii, non desinemus agere et precari pacem uti Vicarius Eius, qui est pax nostra . . . interficiens inimicitias in semetipso. Et veniens evangelizavit pacem (Eph 2, 14-15). Cum Apostolo Paulo, sub cuius nomine nostram celamus parvitatem, obsecramus vos, ut digne ambuletis vocatione qua vocati estis, cum omni humilitate et mansuetudine, cum patientia supportantes invicem in caritate; solleciti servare unitatem spiritus in vinculo pacis (Ibid. 4, 1-3).
Utinam assidua mysteriorum nostrae salutis contemplatio vos ad imaginem Christi et exemplum Mariae pacis reddat effectores. Utinam Mariale Rosarium tam in ea forma, quae tradita est a Sancto Pio V, quam in aliis hodiernae rationi cum auctoritatis legitimae consensione aptatis id evadat quod bo. mem. Decessor Noster Ioannes XXIII cupivit: publica atque universalis precatio pro consuetis atque peculiaribus necessitatibus Ecclesiae, nationum totiusque orbis (Litt. Apost. Il Religioso convegno, 29 sept. 1961: AAS 53 (1961), p. 646).
Nam haec precatoria corona quasi quoddam Evangelii compendium (Card. J. G. SALIÈGE,Voilà ta Mère, pages mariales recueillies et présentées par Mgr Garrone, Toulouse, Apostolat de la prière, 1958, p. 40) prae se fert ac proinde formam pietatis Ecclesiae (PAULUS VI, Allocutio die 23 iulii 1963 habita ad ens, qui tertio interfuerunt Conventui Dominiciano de sacro Rosario: Insegnamenti di Paolo VI, I, 1963, p. 464). Per hanc supplicationem Mariae, Dei sanctissimae Matris et nostrae, conferemus ad optatum Concilii implendum: Universi christfiideles supplicationes instantes ad Matrem Dei et Matrem hominum effundant, ut ipso, quae primitiis Ecclesiae precibus suis adstitit, nunc quoque in caelo super omnes Beatos et Angelos exaltata, in omnium Sanctorum Communione apud Filium suum intercedat, donec cunctae familiae populorum, sive quae christianο nomine decοrantur, sive quae Salvatorem suum adhuc ignorant, cum pace et concordia in unum Populum Dei feliciter congregentur, ad gloriam Sanctissimae et individuae Trinitatis (Cost. dogm. de Ecclesia Lumen Gentium, n. 69: AAS 57 (1965), pp. 66-67).
Cum hac ergo voluntate, Venerabiles Fratres ac dilecti filii, Nostraque adhortatione, ut per hunc mensem Octobrem preces Marialis Coronae pientissime persolvatis, vobis ex imo largimur pectore Apostolicam Nostram Benedictionem.
Datum Romae, apud Sanctum Petrum, die VII mensis Octobris, anno Domini MCMLXIX, Pontificatus Nostri septimo.
PAULUS PP. VI